Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh vảy nến móng tay - Triệu chứng và cách điều trị

Bệnh biểu hiện chủ yếu ở móng tay, với những thay đổi màu sắc hoặc nền của móng; gây ảnh hưởng về mặt thể chất, tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một số nghiên cứu cho thấy 70-90% những người bị bệnh vảy nến thể mảng, viêm khớp vảy nến cũng đồng thời bị vảy nến móng tay.

Bệnh vảy nến móng tay là gì?

Mặc dù vảy nến trông giống như bệnh da liễu, nhưng đây lại là bệnh mãn tính do hệ thống miễn dịch gây ra. Các triệu chứng bệnh vảy nến có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng. Thông thường, sau 28-30 ngày, các tế bào da sinh sản một lần. Nhưng khi một người bị bệnh vảy nến, hệ thống miễn dịch sẽ hoạt động quá mức và làm cho các tế bào tăng sinh. Cứ khoảng 3-4 ngày, tế bào da lại sinh sản một lần. Kết quả là da của người bệnh sẽ dày lên, đỏ và ngứa. Móng tay cũng không ngoại lệ vì móng là một phần của da. Móng tay phát triển từ rễ móng nằm dưới lớp biểu bì. Bệnh vảy nến móng tay sẽ bắt đầu hình thành từ trong rễ móng. Dấu hiệu của bệnh vảy nến móng tay bao gồm:

  • Móng bị rỗ, có vết lõm trên móng
  • Đốm trắng trên móng
  • Móng bị sọc
  • Hình dạng, kích thước của móng thay đổi
  • Móng dày lên
  • Móng bị tách ra khỏi nền móng
  • Đổi màu móng thường là màu vàng hoặc nâu
  • Chảy máu dưới móng

Những thay đổi khác của móng:

  • Bong tróc móng: Nếu móng bị bong ra khỏi nền móng, vi khuẩn sẽ phát triển trong khoảng trống này dẫn đến xuất hiện mảng màu vàng trên đầu móng.
  • Tăng sừng dưới da: Là tình trạng nhiều lớp sừng tại biểu bì tăng sinh dưới móng. Khi tăng sinh, các tế bào này sẽ đẩy móng lên, gây khó chịu hoặc đau đớn khi người bệnh tác động lực lên chúng.

Các tình trạng có các triệu chứng tương tự

Bệnh vảy nến ở móng tay trông giống như bệnh nhiễm nấm, chẳng hạn như nấm móng. Bệnh này cũng làm cho móng dày lên. Bệnh nấm móng thường xảy ra cùng với bệnh vảy nến móng tay, chính vì vậy sẽ gây khó khăn cho việc chẩn đoán. Chẩn đoán chính xác bệnh rất quan trọng vì điều trị nhiễm nấm rất khác so với điều trị bệnh vảy nến móng tay.

Cách điều trị bệnh vẩy nến móng tay

Bệnh vảy nến móng tay không phải lúc nào cũng gây đau, nhưng nó làm mất thẩm mỹ, gây mặc cảm cho người bệnh. Do đó việc điều trị chủ yếu là ngăn chặn móng xấu đi. Các cách chữa bệnh vảy nến móng tay là:

  • Thuốc bôi có tác dụng tại chỗ, chẳng hạn như kem bôi trực tiếp lên móng.
  • Thuốc có tác dụng toàn thân, có ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể
  • Phương pháp điều trị nội khoa, như tiêm thuốc vào nền móng.

Thuốc bôi tại chỗ

Kem, thuốc mỡ hoặc sơn móng tay có chứa các thành phần sau đây sẽ giúp cải thiện triệu chứng bệnh trong trường hợp nhẹ:

  • Corticosteroid
  • Calcipotriol, vitamin D3
  • Tazarotene
  • Tacrolimus

Người bệnh có thể dùng kết hợp các chất này với nhau để gia tăng hiệu quả điều trị, chẳng hạn như steroid với calcipotriol.

Thuốc có tác dụng toàn thân

Nếu bệnh vảy nến móng tay gây khó khăn cho việc đi lại hoặc sử dụng tay, bác sĩ sẽ kê toa thuốc trị vảy nến có tác dụng toàn thân cho người bệnh. Những loại thuốc này không tác động riêng biệt lên các khu vực có triệu chứng mà sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể người bệnh. Ví dụ một vài thuốc có tác dụng toàn thân:

  • Methotrexate
  • Cyclosporine
  • Retinoids
  • Apremilast (Otezla)

Khi sử dụng các loại thuốc này, cần mất một thời gian dài mới nhận thấy được những cải thiện rõ rệt trên móng.

Chế phẩm sinh học

Chế phẩm sinh học là những sản phẩm được điều chế, chiết xuất từ những thành phần nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên. Chúng rất hữu ích trong việc điều trị một loạt tình trạng bệnh, bao gồm cả bệnh vảy nến và đặc biệt là vảy nến móng tay.

Diệt trừ nấm

Theo tổ chức Bệnh vảy nến quốc gia Hoa Kỳ, khoảng 1/3 số người bị bệnh vảy nến móng tay cũng bị nhiễm nấm. Vì vậy khi điều trị vảy nến, bác sĩ thường kê thêm toa thuốc điều trị nhiễm nấm cùng một lúc. Các thuốc dùng để trị nhiễm nấm cho người bệnh vảy nến bao gồm:

  • Terbinafine
  • Itraconazole

Tuy nhiên, những loại thuốc này sẽ gây ra tác dụng phụ như phát ban da hay tổn thương gan.

Corticoid

Điều trị bệnh vảy nến móng tay bằng cách tiêm corticosteroid vào nền móng. Phương pháp này tạo ra kết quả tích cực ở một số bệnh nhân, đặc biệt là khi nó được sử dụng cùng với các phương pháp điều trị tại chỗ. Để giảm thiểu cơn đau khi tiêm, bác sĩ sẽ dùng kèm theo chất gây tê. Bạn có thể tìm hiểu thêm: Lạm dụng corticoid trong điều trị vảy nến gây nguy hiểm.

Cắt bỏ móng tay

Nếu cần thiết, bạn sẽ cần phải cắt bỏ móng bị vảy nến đi. Các phương pháp cắt bỏ móng cho người bị vảy nến là:

  • Phẫu thuật
  • Dùng tia X
  • Ure có nồng độ cao để loại bỏ móng

Tuy nhiên khi mọc lại, móng tay sẽ có vẻ ngoài bất thường. Nếu móng bị nhiễm trùng gây đau, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc giảm đau cho người bệnh.

Điều trị không dùng thuốc

Bệnh vảy nến có thể điều trị bằng liệu pháp quang học hoặc tia laser. Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng về tính hiệu quả của những phương pháp này. Do đó, các nhà khoa học không khuyến khích người bệnh tìm đến các phương pháp này để điều trị cho bệnh vảy nến. Điều trị bằng laser sẽ gây đau đớn cho người bệnh, còn điều trị bằng các liệu pháp quang học sử dụng tia cực tím làm tăng nguy cơ ung thư da.

Điều trị tại nhà cho bệnh vảy nến móng tay

Có nhiều biện pháp điều trị vảy nến móng tay tại nhà cho người bệnh, chẳng hạn như dùng giấm hoặc tỏi. Tuy vậy, vẫn chưa có bất kỳ tài liệu khoa học nào đề cập đến sự hiệu quả khi sử dụng các phương pháp tại nhà này. Các biện pháp khắc phục tại nhà không có tác dụng đối với bệnh vảy nến toàn thân. Ngoài ra, một số phương pháp có thể gây thêm đau hoặc tác dụng phụ không mong muốn. Tốt nhất, bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ trị liệu tại nhà nào cho bản thân.

Làm sạch móng tay

Chăm sóc và vệ sinh tại nhà không thể ngăn ngừa bệnh vảy nến, nhưng có thể giúp tránh nhiễm trùng. Khi bị bệnh vảy nến móng tay, người bệnh nên cắt tỉa móng gọn gàng, sạch sẽ để ngăn chặn vi khuẩn tích tụ. Để loại bỏ bụi bẩn từ dưới móng tay, hãy ngâm tay trong nước xà phòng kháng khuẩn. Tránh làm sạch móng tay bằng vật sắc nhọn. Thoa kem dưỡng ẩm vào móng và lớp biểu bì giúp móng mềm mại. Làn da mềm mại sẽ giúp ngăn ngừa móng mọc ngược.

Phương pháp thẩm mỹ

Bệnh vảy nến móng tay đôi khi rất khó coi và khiến người bệnh cảm thấy xấu hổ. Trong trường hợp này, có thể chuyển sang các giải pháp thẩm mỹ. Tuy nhiên, khi áp dụng các phương pháp thẩm mỹ, bạn cần nhớ:

  • Không chọc vào lớp biểu bì, vì việc làm này sẽ làm cho triệu chứng bệnh trở nên tồi tệ hơn, nhiễm trùng sẽ phát triển và dẫn đến bùng phát bệnh vảy nến.
  • Không đeo móng giả, vì các hóa chất trong keo dán móng có thể làm hỏng và gây kích ứng nền móng.

Mẹo chăm sóc móng tay, móng chân cho người bệnh

Người bệnh cần thực hiện các bước sau để chăm sóc móng:

  • Giữ móng tay ngắn, gọn gàng: giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và ngăn chặn móng bị gãy hoặc vỡ.
  • Bảo vệ tay: Khi làm việc với các chất tẩy rửa, bảo vệ móng bằng cách đeo găng tay bằng cotton hoặc cao su, đặc biệt khi người bệnh đang bôi thuốc điều trị. Tuy nhiên, tránh găng tay cao su latex vì nó gây kích ứng da nhạy cảm.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm: Giúp ngăn ngừa bàn tay và móng tay trở nên quá khô. Song chỉ nên lựa chọn những sản phẩm không có mùi để tránh các thành phần hóa học gây kích ứng không đáng có.
  • Tránh cắn, cạy móng tay: Đây là thói quen tổn hại rất nhiều cho móng người bệnh vì gây nhiễm trùng và bùng phát bệnh vảy nến.

Cách phòng bệnh vảy nến móng tay

Bệnh vảy nến là bệnh bị ảnh hưởng bởi các gene di truyền. Vì vậy, việc phòng ngừa bệnh là không thể. Tuy nhiên, để giúp ngăn chặn bệnh vảy nến bùng phát và lây lan đến móng, người bệnh nên giữ cho móng khô cũng như bảo vệ chúng khỏi bị hư hại.

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Bệnh vảy nến móng tay không phải là bệnh truyền nhiễm. Việc điều trị có thể làm giảm hoặc giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Nếu móng của bạn xuất hiện các triệu chứng bệnh vảy nến hoặc nhiễm nấm, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức. Người bệnh vảy nến cần phải thử qua vài phương pháp điều trị trước khi tìm ra phương pháp hiệu quả với mình. Khi điều trị, bệnh vảy nến móng tay cần một thời gian dài để cải thiện, có khi lên đến một năm sau khi cơn bùng phát bệnh xảy ra. Đặc biệt, chúng rất dễ tái phát nếu người bệnh không biết chăm sóc móng đúng cách.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bệnh vảy nến kéo dài bao lâu?

Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (Theo Medical News Today) -
Bình luận
Tin mới
  • 04/10/2024

    Tắm khoáng nóng có giúp giảm cân không?

    Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.

  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2024

    Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

    Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

  • 01/10/2024

    Tác động của Vitamin D với sức khỏe

    Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.

  • 30/09/2024

    Thừa cân béo phì ở trẻ em

    Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.

  • 30/09/2024

    Suy thận ở trẻ em

    Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.

  • 29/09/2024

    Ho do viêm thực quản ái toan là gì?

    Viêm thực quản ái toan là tình trạng mạn tính của hệ miễn dịch, do dị ứng thực phẩm gây ra, biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Ở một số người, viêm thực quản ái toan không được kiểm soát có thể gây ho. Những người bị viêm thực quản ái toan chủ yếu ho do dị ứng hoặc hen suyễn, đồng thời cũng có thể do trào ngược axit.

Xem thêm