Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Căng thẳng có thể gây ra chứng đau nửa đầu?

Bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về mối liên hệ giữa căng thẳng và chứng đau nửa đầu.

Chứng đau nửa đầu là một tình trạng thần kinh có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, bao gồm đau nhói ở một hoặc cả 2 bên đầu. Cơn đau thường cảm thấy xung quanh thái dương hoặc sau một mắt, có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Các triệu chứng khác bao gồm buồn nôn, nôn và nhạy cảm ánh sáng. Mặc dù, các bác sĩ không chắc chắn chính xác nguyên nhân gây ra chứng đau nửa đầu, nhưng cứ 5 người thì có 4 người xác định căng thẳng là nguyên nhân.

Triệu chứng căng thẳng và đau nửa đầu

Bạn có thể nhận thấy các triệu chứng căng thẳng trước các triệu chứng của cơn đau nửa đầu. Các triệu chứng phổ biến của căng thẳng bao gồm:

  • Đau bụng
  • Đau cơ
  • Cáu gắt
  • Mệt mỏi
  • Đau ngực
  • Huyết áp cao
  • Cảm giác buồn bã hoặc trầm cảm
  • Thiếu quan tâm đến các hoạt động thông thường

Đọc thêm bài viết: Có nên dùng thuốc dự phòng đau nửa đầu?

Các triệu chứng của chứng đau nửa đầu có thể bắt đầu một hoặc hai ngày trước khi cơn đau nửa đầu thực sự xảy ra. Đây được coi là giai đoạn khởi đầu hoặc giai đoạn tiền triệu. Các triệu chứng của giai đoạn này có thể bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Thèm ăn
  • Thay đổi tâm trạng
  • Đau cơ
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Ngáp

Một số người bị chứng đau nửa đầu có hào quang, xảy ra sau giai đoạn tiền triệu. Hào quang thường gây rối loạn thị lực. Ở một số người, nó cũng có thể gây ra các vấn đề về cảm giác, lời nói và cử động, chẳng hạn như:

  • Nhìn thấy đèn nhấp nháy, điểm sáng hoặc hình dạng
  • Ngứa ran ở mặt, cánh tay hoặc chân
  • Khó nói
  • Mất thị lực tạm thời

Giai đoạn thứ 3 của chứng đau nửa đầu là giai đoạn đau đầu. Các triệu chứng của giai đoạn có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày nếu không được điều trị. Mức độ nghiêm trọng tuỳ từng người. Các triệu chứng bao gồm:

  • Nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng
  • Tăng độ nhạy cảm với mùi và chuyển động
  • Đau nhói đầu hoặc đau kiểu mạch đập, thường ở một bên
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa

Giai đoạn cuối cùng được gọi là giai đoạn sau hội chứng. Nó có thể gây ra những thay đổi tâm trạng từ hưng phấn và cảm thấy rất hạnh phúc đến cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức.

Làm thế nào để điều trị cơn đau nửa đầu do căng thẳng?

Thuốc

Các loại thuốc để giảm đau nửa đầu bao gồm:

  • Thuốc giảm đau không kê đơn (OTC), như ibuprofen (Advil, Motrin) hoặc acetaminophen (Tylenol).
  • Thuốc giảm đau theo toa, như naproxen
  • Các loại thuốc 3 vòng, như sumatriptan (Imitrex), almotriptan (Axert) và rizatriptan (Maxalt)
  • Ergots, kết hợp ergotamine và caffeine, như Cafergot và Migergot.
  • Ubrogepant (Ubrelvy) có thể được sử dụng để điều trị các triệu chứng đau nửa đầu trong một đợt
  • Rimegepant (Nurtec ODT) có thể được sử dụng để ngăn ngừa chứng đau nửa đầu hoặc điều trị các triệu chứng.

Đọc thêm bài viết: 10 loại thực phẩm gây ra chứng đau nửa đầu

Thuốc trị đau nửa đầu không kê đơn có sẵn kết hợp acetaminophen, aspirin và caffein. Tuy nhiên, có thể gây tác dụng phụ được gọi là đau đầu do lạm dụng thuốc hoặc đau đầu hồi ứng. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen và naproxen đã được phát hiện là làm tăng nguy cơ chảy máu và loét đường tiêu hoá cũng như đau tim. Do đó, việc sử dụng thường xuyên không được khuyến khích. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng thuốc chống buồn nôn nếu bạn bị buồn nôn và nôn khi bị đau nửa đầu.

Corticosteroid đôi khi được sử dụng với các loại thuốc khác để điều trị chứng đau nửa đầu nghiêm trọng. Tuy nhiên, nó không được khuyến khích sử dụng thường xuyên vì tác dụng phụ.

Bạn cũng có thể phải dùng thuốc phòng ngừa nếu:

  • Bạn cần uống thuốc giảm đau 3 lần trở lên mỗi tuần
  • Uống thuốc giảm đau nhưng không đỡ
  • Ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn

Thuốc phòng ngừa được dùng thường xuyên, thường là hàng ngày. Điều trị dự phòng nhằm giảm tần suất, thời gian và mức độ nghiêm trọng của các cơn đau nửa đầu. Nếu căng thẳng là nguyên nhân gây ra các cơn đau nửa đầu thì bác sĩ có thể khuyên bạn chỉ nên dùng thuốc trong thời gian căng thẳng cao độ.

Thuốc phòng ngừa bao gồm:

  • Thuốc chẹn beta như propranolol
  • Thuốc chống trầm cảm, như amitriptyline hoặc venlafaxine (Effexor XR)
  • Thuốc đối kháng thụ thể CGRP, như rimegepant (Nurtec ODT) hoặc atogepant (Qulipta)
  • Thuốc chống động kinh như topiramate (Topamax)
  • Tiêm botox ở những vùng có triệu chứng đau nửa đầu

Các phương pháp điều trị khác

  • Kết hợp các bài tập thư giãn vào thói quen hàng ngày của bạn, như yoga và thiền.
  • Nghỉ ngơi trong phòng tối khi bạn cảm thấy cơn đau nửa đầu sắp đến
  • Ngủ đủ giấc, duy trì thời gian đi ngủ cố định mỗi đêm
  • Thử liệu pháp xoa bóp, giúp ngăn ngừa chứng đau nửa đầu, giảm nồng độ cortisol và giảm lo lắng
  • Tập thể dục nhiều ngày hơn, giảm mức độ căng thẳng, giúp giảm bớt tần suất, cường độ và thời gian của các cơn đau nửa đầu
  • Liệu pháp nhận thức hành vi giúp giảm các cơn đau nửa đầu, hạn chế ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn
  • Liệu pháp phản hồi sinh học giúp bạn nhận ra và quản lý các tác động vật lý của căng thẳng

Nếu bạn thấy khó khăn trong việc giảm căng thẳng và thấy rằng căng thẳng là nguyên nhân gây ra các cơn đau nửa đầu thì hãy đi gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.

Chế độ ăn uống không phải là một liều thuốc chữa bệnh nhanh chóng, nhưng nó có khả năng cao giúp kiểm soát và thậm chí ngăn ngừa các cơn đau đầu của bạn. Liên hệ ngay với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam để khám, tư vấn chế độ dinh dưỡng cùng chuyên gia đầu ngành TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935 18 3939/ 024 3633 5678

Hồ Mai Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 13/07/2025

    Lựa chọn trang phục và phụ kiện chống nắng hiệu quả cho thanh thiếu niên

    Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.

  • 12/07/2025

    Chất tạo ngọt nhân tạo làm thúc đẩy cơn đói, khiến bạn ăn nhiều hơn

    Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.

  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

Xem thêm