Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cholesterol LDL là gì và tại sao bạn nên theo dõi chỉ số này?

Lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp (LDL), là loại cholesterol xấu có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột qụy. Cholesterol LDL đóng vai trò quan trọng trong việc tích tụ các chất béo bên trong động mạch, có thể khiến các mạch máu bị thu hẹp theo thời gian, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

LDL gây ra cơn đau tim và đột quỵ như thế nào?

Theo thời gian Lipoprotein tỷ trọng thấp chứa cholesterol có thể tích tụ trong thành động mạch khi bạn có các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, hút thuốc hoặc tiểu đường. Nó cũng có thể tích tụ theo thời gian khi bạn già đi, ngay cả ở những người không bị huyết áp cao.

Sự tích tụ các hạt này dẫn đến sự hình thành mảng bám. Khi các mảng bám phát triển và bị viêm, chúng có thể vỡ ra, khiến cục máu đông hình thành trong động mạch làm tắc nghẽn mạch vành tim, mạch não, gây cơn đột quỵ hoặc nhũn não. Trong đa số trường hợp, khi mạch vành bị hẹp do mảng bám làm hạn chế lưu lượng máu, gây ra các cơn đau tim.

Tại sao việc biết chỉ số LDL và cholesterol lại quan trọng?

Cholesterol LDL là yếu tố nguy cơ thầm lặng. Nếu không xét nghiệm máu thì bạn không thể biết được mức LDL của bạn là bao nhiêu. Không có mức “bình thường”, vì vậy điều quan trọng là phải hỏi bác sĩ xem mức LDL của bạn là thấp hay cao đối với trường hợp của bạn.

Cần kiểm tra cholesterol bao lâu một lần ?

Nếu bạn khoẻ mạnh và không có tiền sử bệnh tim và đột quỵ, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyên bạn nên kiểm tra cholesterol khoảng 5 năm một lần. Nếu bạn có các yếu tố nguy cơ như bệnh tiểu đường hoặc có tiền sử cholesterol rất cao thì nên kiểm tra thường xuyên hàng năm. Số lượng cholesterol có thể cho biết nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ, điều này có thể giúp bác sĩ quyết định xem mức cholesterol của bạn có quá cao trong trường hợp của bạn hay không. Nếu bạn bị đau tim hoặc đột quỵ, bạn nên kiểm tra cholesterol của mình ít nhất mỗi năm một lần và thường xuyên hơn nếu bạn đang bắt đầu dùng thuốc hoặc điều chỉnh lượng thuốc.

Đọc thêm: Sự khác nhau giữa VLDL và LDL cholesterol 

Mức LDL tốt là bao nhiêu?

Nếu bạn khoẻ mạnh, không có yếu tố nguy cơ bị đau tim và đột quỵ, hút thuốc lá, tiểu đường, LDL nên ở mức dưới 100 mg/dL. Nhưng nếu có yếu tố nguy cơ, đặc biệt nếu mắc bệnh tim hoặc từng bị đột quỵ, thì cần giảm LDL xuống 70 mg/dL hoặc thậm chí thấp hơn trong một số trường hợp.

Những người khoẻ mạnh không có yếu tố nguy cơ sẽ thực hiện thay đổi lối sống để kiểm soát LDL, nhưng những người có yếu tố nguy cơ rất có thể sẽ cần dùng thuốc để giảm cholesterol.

Làm gì để giảm LDL?

Đối với nhiều người, việc thay đổi chế độ ăn uống có thể rất quan trọng để giúp kiểm soát cholesterol LDL. Đặc biệt mọi người nên tránh các loại thịt đỏ, chất béo từ sữa và lòng đỏ trứng cũng như các loại dầu nhiệt đới như dầu dừa và dầu gan cá tuyết. Ăn chất béo lành mạnh và nấu ăn bằng dầu oliu hoặc dầu hạt cải. Việc này mang lợi ích cho sức khoẻ ngay cả khi cholesterol không cao.

Tuy nhiên, khi cholesterol cao, cần dùng statin hoặc các loại thuốc giảm cholesterol khác. Đặc biệt là khi mọi người bị đau tim hoặc đột quỵ hoặc có các yếu tố nguy cơ khác, họ cần một kế hoạch điều trị tích cực hơn bao gồm dùng thuốc và có thể bao gồm mục tiêu hạ LDL ở mức phù hợp.

Có yếu tố gì khác làm tăng cholesterol LDL không?

Mức cholesterol LDL trong máu được xác định một phần bởi sự kết hợp các gen mà chúng ta thừa hưởng từ cha mẹ. Một số người rất nhạy cảm với lượng cholesterol và chất béo bão hoà trong chế độ ăn uống của họ, điều đó có nghĩa là khi họ ăn các sản phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo cao như bơ hoặc phô mai hoặc ăn nhiều thịt đỏ, có thể khiến cholesterol LDL của họ tăng lên. Chỉ có khoảng 25% - 30% dân số nhạy cảm với những thực phẩm này, những người mà chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến mức cholesterol của họ. Đối với những người khác, chế độ ăn uống không tạo ra sự khác biệt lớn về số lượng của họ và việc bạn tập thể dục bao nhiêu không ảnh hưởng đến cholesterol LDL của bạn.

 

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày là một trong những cách đơn giản nhất giúp giảm cholesterol máu. Nếu bạn muốn có một chế độ dinh dưỡng để giảm cholesterol máu chuẩn được xây dựng bởi các chuyên gia dinh dưỡng đầu ngành, hãy đăng ký khám dinh dưỡng cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0935 18 3939 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Hồ Mai Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Everydayhealth
Bình luận
Tin mới
  • 15/06/2025

    5 thói quen gây cao răng

    Cao răng không hình thành ngay lập tức mà là kết quả của những thói quen tưởng chừng vô hại trong sinh hoạt hàng ngày. Nhận biết và điều chỉnh kịp thời những thói quen này sẽ giúp ngăn ngừa sự tích tụ cao răng hiệu quả hơn...

  • 15/06/2025

    BMI: Liệu có còn là thước đo sức khỏe đáng tin cậy?

    Trong những thập kỷ gần đây, việc sử dụng BMI đã bị giám sát chặt chẽ vì phân loại sai những người có nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến béo phì mà không tính đến các yếu tố quan trọng khác, chẳng hạn như bao nhiêu phần trăm trọng lượng của họ đến từ cơ và mỡ của họ nằm ở đâu.

  • 14/06/2025

    Uống quá nhiều nước có hại không?

    Tất cả các tế bào trong cơ thể chúng ta đều cần nước để hoạt động tốt. Mất nước gây ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều nước dẫn đến dư thừa nước cũng gây hậu quả nghiêm trọng.

  • 14/06/2025

    Hiến máu cứu người: Hành động ý nghĩa và nhân văn

    Máu là nguồn sống quý giá, là món quà vô giá mà con người có thể trao tặng lẫn nhau để duy trì sự sống. Trong những tình huống khẩn cấp như tai nạn, phẫu thuật hay điều trị các bệnh lý nghiêm trọng, việc tiếp cận nguồn máu an toàn là yếu tố quyết định giữa sự sống và cái chết.

  • 13/06/2025

    6 cách ăn cam giúp giảm cân nên thử

    Nhiều người thích ăn cam nhưng e ngại lượng đường trong cam ảnh hưởng đến quá trình giảm cân. Tìm hiểu cách ăn cam giúp no lâu và kiểm soát đường huyết hiệu quả.

  • 13/06/2025

    Những điều cần biết về nhóm máu và truyền máu: Kiến thức quan trọng cho sức khỏe cộng đồng

    Máu là nguồn sống quý giá, đóng vai trò không thể thay thế trong việc duy trì sự sống và điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm. Từ những phát hiện mang tính cách mạng của Karl Landsteiner vào đầu thế kỷ 20 về nhóm máu cho đến các tiến bộ y học hiện đại trong lĩnh vực truyền máu, con người đã không ngừng khám phá và hoàn thiện kiến thức về lĩnh vực này.

  • 12/06/2025

    Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em trong mùa hè

    Mùa hè là thời điểm các em nhỏ được nghỉ ngơi, vui chơi sau một năm học tập căng thẳng. Đây cũng là dịp để các gia đình tổ chức những chuyến đi chơi, hoạt động ngoại khóa, hay đơn giản là để trẻ tự do khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên, cùng với niềm vui ấy là nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh về tai nạn trẻ em mùa hè, một vấn đề có xu hướng gia tăng đáng kể trong giai đoạn này.

  • 12/06/2025

    Uống nước có giúp giảm cân không?

    Khi muốn giảm cân, mọi người thường tập trung vào tập luyện và ăn ít thực phẩm giàu calo, tăng lượng rau. Tuy nhiên, việc uống đủ nước cũng có thể giúp bạn giảm cân...

Xem thêm