Nên bổ sung chất dinh dưỡng nào để tăng cường miễn dịch?
Kẽm
Kẽm hỗ trợ hoạt động của hệ miễn dịch theo nhiều cách. Thực tế, kẽm giúp cơ thể thực hiện hàng trăm chức năng cần thiết. Kẽm là thành phần quan trọng đối với sự phát triển của các tế bào tham gia vào quá trình miễn dịch tự nhiên. Thiếu kẽm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của một số tế bào quan trọng có chức năng tấn công các vật thể lạ.
Các thực phẩm giàu kẽm bạn nên ăn gồm hạt bí ngô, hàu, động vật có vỏ, các loại đậu hạt, ngũ cốc.
Selen
Stress oxy hóa xảy ra do sự gia tăng các gốc tự do, làm mất đi sự cân bằng vốn có giữa chất chống oxy hóa và gốc tự do trong cơ thể, có thể ảnh hưởng đến nhiều mô, lâu dần dẫn đến một số bệnh. Selen là chất chống oxy hóa mạnh giúp cơ thể "dọn dẹp" gốc tự do, giảm viêm và tăng cường khả năng miễn dịch.
Nồng độ selen trong máu tăng lên có liên quan đến tăng cường đáp ứng miễn dịch. Ngược lại, thiếu selen gây hại cho chức năng tế bào miễn dịch và làm chậm tốc độ phản ứng miễn dịch.
Thực phẩm giàu selen gồm các loại hạt, rau bina, trứng.
Vitamin D
Lượng vitamin D mà cơ thể hấp thu rất cần thiết để hỗ trợ cơ thể phục hồi. Sự thiếu hụt vitamin D có liên quan đến việc tăng khả năng tự miễn (nguy cơ bệnh tự miễn) và tăng sự nhạy cảm với nhiễm trùng.
Để cung cấp vitamin D cho cơ thể, bạn nên dành khoảng 20 phút mỗi ngày tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (tắm nắng) vào sáng sớm hoặc chiều muộn, tránh giờ nắng cao điểm. Ăn thực phẩm chứa nhiều vitamin D như lòng đỏ trứng, nấm, cá hồi, cá trích, cá mòi...
Sắt
Thiếu sắt là tình trạng phổ biến, WHO ước tính có gần 70% dân số thế giới bị thiếu sắt và khoảng 25-30% bị thiếu máu do thiếu sắt. Trong khi, sắt là một thành phần thiết yếu trong cả quá trình tăng sinh và trưởng thành của tế bào lympho (những tế bào miễn dịch có liên quan đến phản ứng cụ thể với nhiễm trùng).
Thực phẩm chứa nhiều sắt nên ăn gồm trái cây, rau lá xanh, các loại đậu, thịt đỏ, hạt bí ngô, các loại ngũ cốc.
Vitamin C
Vitamin C giúp tăng cường sản xuất các tế bào lympho và thực bào, những tế bào bạch cầu bảo vệ chống lại nhiễm trùng. Cơ thể cũng cần vitamin C để hấp thu sắt.
Thực phẩm giàu vitamin C gồm ổi, ớt chuông đỏ, cải xoăn, súp lơ, đu đủ...
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 6 điều cần biết về hệ miễn dịch.
Theo chuyên gia, hành vi của bạn có thể là dấu hiệu đầu tiên chỉ ra tình trạng mất trí của bạn.
Nếu bạn bị đa xơ cứng, tình trạng rối loạn chức năng ruột thần kinh có thể xảy ra, có nghĩa là một vấn đề về thần kinh đang ngăn cản ruột hoạt động bình thường. Táo bón chính là vấn đề ruột phổ biến nhất đối với người bị đa xơ cứng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc 7 cách khắc phục tại nhà giúp giải quyết, thậm chí là ngăn ngừa tình trạng táo bón.
Thói quen sinh hoạt ảnh hưởng lớn tới sức khỏe răng miệng. Các nha sĩ khuyến cáo một số thói quen xấu gây hại cho răng bạn nên bỏ càng sớm càng tốt.
Màu sắc răng không chỉ tạo nên nụ cười tỏa sáng, mà nó còn ảnh hưởng rất lớn đến vận mệnh và sức khỏe của mỗi người.
Sẹo lồi là tình trạng nhiều người gặp phải do quá trình chữa lành vết thương bất thường của cơ thể. Điều đáng lo ngại là sẹo lồi thường không mất đi, mà tiến triển dần theo thời gian, thay đổi dần về kích thước và màu sắc,
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc mối liên hệ giữa tiêm vắc-xin HPV và bệnh đa xơ cứng.
Thực tế vẫn có nhiều sai lầm tai hại mà nhiều cha mẹ mắc phải khi chăm sóc con bị sốt khiến cho bệnh tình của trẻ không những không được cải thiện mà còn trở nặng hơn.
Ngoài các vấn đề hô hấp, đau khớp hay da liễu, sức khỏe đường ruột cũng có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết lạnh. Dưới đây là một số biện pháp giúp đường ruột khỏe mạnh trong mùa Đông.