1. Trái cây có múi chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường miễn dịch
Trái cây có múi rất giàu vitamin C. Vitamin C được cho là làm tăng sản xuất các tế bào bạch cầu, tăng miễn dịch. Đây là chìa khóa để chống lại nhiễm trùng.
Hầu như tất cả các loại trái cây họ cam quýt đều chứa nhiều vitamin C. Các loại trái cây có múi phổ biến bao gồm: Bưởi, cam, quýt, chanh…
Do cơ thể không sản xuất hoặc lưu trữ vitamin C, nhưng lại cần vitamin C hàng ngày để cơ thể khỏe mạnh. Vì vậy, bổ sung các loại thực phẩm này để cung cấp đủ lượng vitamin C cho cơ thể. Khuyến nghị đối với hầu hết người lớn là:
75 mg cho phụ nữ.
90 mg cho nam giới.
Nếu chọn chất bổ sung, hãy tránh dùng nhiều hơn 2.000 miligam (mg) mỗi ngày.
Cũng nên nhớ rằng mặc dù vitamin C có thể giúp cơ thể phục hồi sau cơn cảm lạnh nhanh hơn, nhưng vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy nó có hiệu quả chống lại SARS-CoV-2.
2. Ớt chuông đỏ
Ớt chuông đỏ cũng là loại thực phẩm giàu vitamin C, thậm chí còn nhiều hơn cả các loại trái cây có múi. Chúng cũng là một nguồn cung cấp beta-caroten phong phú.
Bên cạnh việc tăng cường hệ thống miễn dịch, vitamin C có thể giúp duy trì làn da khỏe mạnh. Beta carotene sẽ được cơ thể chuyển hóa thành vitamin A, giúp giữ cho đôi mắt sáng và tốt cho làn da.
3. Bông cải xanh
Bông cải xanh là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể để xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh. Đó là nguồn cung cấp nhiều vitamin A, C và E, cũng như chất xơ và nhiều chất chống ô xy hóa khác. Bông cải xanh là một trong những loại rau lành mạnh nhất mà bạn có thể cho vào bàn ăn của mình.
Khi chế biến cần giữ được nhiều nhất nguồn vitamin và khoáng chất này. Hấp là cách tốt nhất để giữ được nhiều chất dinh dưỡng hơn trong thực phẩm.
4. Tỏi
Tỏi được tìm thấy trong hầu hết các nền ẩm thực trên thế giới. Các nền văn minh ban đầu đã nhận ra giá trị của nó trong việc chống lại nhiễm trùng. Tỏi cũng có thể làm chậm quá trình xơ cứng của các động mạch và nhiều nghiên cứu cho thấy tỏi có tác dụng làm giảm huyết áp.
Allicin, một hợp chất có trong tỏi giúp tăng cường miễn dịch.
5. Gừng
Gừng là một thành phần được nhiều người sử dụng sau khi ốm dậy. Gừng có thể giúp giảm viêm, giúp giảm đau họng và các bệnh viêm nhiễm. Gừng cũng có thể giúp giảm buồn nôn.
Gừng cũng có thể giúp giảm đau mãn tính và thậm chí còn làm giảm cholesterol.
6. Cải bó xôi
Cải bó xôi (hay rau bina) không chỉ giàu vitamin C mà còn chứa nhiều chất chống oxy hóa và beta carotene. Các chất này đều có thể làm tăng khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể.
Tương tự như bông cải xanh, cải bó xôi tốt nhất khi nấu càng ít càng tốt để giữ lại chất dinh dưỡng có trong rau.
7. Sữa chua
Sữa chua cung cấp lợi khuẩn, làm tăng cường hệ thống miễn dịch giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Sữa chua cũng là một nguồn cung cấp vitamin D phong phú. Vitamin D giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch và được cho là tăng cường khả năng phòng thủ tự nhiên của cơ thể trước tác nhân gây hại.
Cố gắng ăn sữa chua không đường sẽ tốt hơn loại có hương vị và chứa nhiều đường. Thay vào đó, bạn có thể tự làm ngọt sữa chua bằng các loại trái cây tốt cho sức khỏe và một chút mật ong.
8. Hạnh nhân
Khi nói đến việc ngăn ngừa và chống lại cảm lạnh, vitamin E có xu hướng thay thế vitamin C. Tuy nhiên, chất chống oxy hóa mạnh mẽ này còn là chìa khóa cho một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
Vitamin E tan trong chất béo. Điều này có nghĩa là phải có sự hiện diện của chất béo để vitamin E hấp thu đúng cách.
Các loại hạt, chẳng hạn như hạnh nhân, chứa nhiều vitamin E cũng như chất béo lành mạnh.
Người lớn chỉ cần khoảng 15 mg vitamin E mỗi ngày. Một khẩu phần nửa cốc hạnh nhân, khoảng 46 hạt hạnh nhân nguyên vỏ, cung cấp gần như 100% lượng khuyến nghị hàng ngày.
9. Hạt hướng dương
Hạt hướng dương có đầy đủ chất dinh dưỡng, bao gồm phốt pho, magie, vitamin B6 và vitamin E.
Vitamin E rất quan trọng trong việc điều chỉnh và duy trì chức năng hệ thống miễn dịch. Các loại thực phẩm khác có lượng vitamin E cao bao gồm bơ, rau lá xanh đậm…
Hạt hướng dương cũng rất giàu selen. Chỉ cần khoảng 30 gam hạt hướng dương có thể cung cấp đủ gần một nửa số khuyến nghị selen mà người lớn trung bình cần hàng ngày. Các nghiên cứu trên động vật đã xem xét tiềm năng của selen trong việc chống lại các bệnh nhiễm virus như H1N1…
10. Nghệ
Bạn có thể biết nghệ như một thành phần chính trong nhiều món cà ri. Loại gia vị có màu vàng tươi, vị đắng này cũng đã được sử dụng trong nhiều năm như một chất chống viêm, trong điều trị cả viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp.
Các nghiên cứu cho thấy rằng, nồng độ cao của chất curcumin, mang lại màu sắc đặc biệt của nghệ, có thể giúp giảm tổn thương cơ do tập thể dục. Curcumin hứa hẹn như một chất tăng cường miễn dịch (dựa trên những phát hiện từ các nghiên cứu trên động vật) và một chất kháng virus.
11. Trà xanh
Cả trà xanh và trà đen đều chứa nhiều flavonoid, đáng chú ý là epigallocatechin gallate (EGCG), một chất chống oxy hóa mạnh mẽ.
EGCG đã được chứng minh là có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch. Trà xanh nhiều EGCG hơn trà đen do quá trình lên men của trà đen sẽ phá hủy rất nhiều EGCG.
Trà xanh cũng là một nguồn cung cấp axit amin L-theanine tốt. L-theanine có thể hỗ trợ sản xuất các hợp chất chống vi trùng trong tế bào T của cơ thể.
12. Đu đủ
Đu đủ là một loại trái cây khác chứa nhiều vitamin C. Đu đủ cũng có một loại enzym tiêu hóa gọi là papain có tác dụng chống viêm.
Ngoài ra, đu đủ còn có một lượng lớn kali, magiê và folate… Tất cả đều có lợi cho sức khỏe tổng thể của bạn.
13. Kiwi
Giống như đu đủ, kiwi tự nhiên chứa rất nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, bao gồm folate, kali, vitamin K và vitamin C.
Các chất dinh dưỡng này giúp cho hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường.
14. Thịt gia cầm
Khi bạn bị ốm và ăn súp gà, nó không chỉ là tác dụng giả dược giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Súp có thể giúp giảm viêm, cải thiện các triệu chứng của cảm lạnh.
Thịt gia cầm, chẳng hạn như thịt gà và gà tây có nhiều vitamin B6. Vitamin B6 đóng vai trò quan trọng trong nhiều phản ứng hóa học xảy ra trong cơ thể. Nó cũng rất quan trọng đối với sự hình thành của các tế bào hồng cầu mới và khỏe mạnh .
Nước cốt gà hoặc nước hầm xương gà có chứa gelatin, chondroitin và các chất dinh dưỡng khác giúp chữa lành đường ruột và miễn dịch.
15. Động vật có vỏ
Động vật có vỏ như hàu chứa rất nhiều kẽm. Kẽm không được chú ý nhiều như các loại vitamin và khoáng chất khác, nhưng cơ thể chúng ta cần nó để các tế bào miễn dịch hoạt động tốt.
Các loại động vật có vỏ chứa nhiều kẽm bao gồm: Hàu, cua, tôm, trai… Khuyến nghị hàng ngày về kẽm trong chế độ ăn uống là: 11mg cho nam giới trưởng thành và 8mg cho hầu hết phụ nữ trưởng thành. Quá nhiều kẽm cũng sẽ gây hại, như ức chế chức năng hệ thống miễn dịch.
Sự đa dạng là chìa khóa của chế độ dinh dưỡng hợp lý. Chỉ ăn một trong những loại thực phẩm này sẽ không đủ để giúp chống lại bệnh cúm hoặc các bệnh nhiễm trùng khác, ngay cả khi bạn ăn nó liên tục. Cần chú ý đến khẩu phần và lượng khuyến nghị hàng ngày để bạn không nhận được quá nhiều một loại vitamin này và quá ít những loại khác...
Tìm hiểu thêm thông tin tại bài viết: Những loại trái cây giúp tăng cường miễn dịch.
Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.