Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Top 7 loại thức uống tự làm tại nhà giúp tăng cường miễn dịch

Tăng cường sức mạnh của hệ miễn dịch là cách đơn giản và hiệu quả để bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm khuẩn.

Hệ thống miễn dịch của cơ thể càng mạnh, bạn càng ít có nguy cơ bị ốm do nhiễm virus, vi khuẩn và nếu không may bị ốm bạn sẽ hồi phục nhanh hơn.

Để đảm bảo hệ thống miễn dịch luôn trong tình trạng tốt nhất, ngoài việc rèn luyện lối sống lành mạnh, chế độ sinh hoạt và tập luyện đều đặn, mỗi người nên chú ý tới các loại thực phẩm đưa vào cơ thể hàng ngày.

Việc xây dựng thực đơn mỗi bữa với các món ăn tốt cho sức khỏe là rất cần thiết để có hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Thêm vào các bữa ăn chính, bạn có thể sử dụng một số loại đồ uống dưới đây, không chỉ giúp cơ thể nhận đủ chất dinh dưỡng và vitamin tăng cường miễn dịch mà còn giúp sảng khoái cho cả ngày.

1. Trà nghệ giúp giảm viêm và giảm đau

Thành phần:

  • Nghệ tươi xay 1 muỗng canh hoặc 2 muỗng cà phê bột nghệ

  • Nước chanh 1 muỗng canh

  • Mật ong nguyên chất (tùy chọn)

  • Nước 500ml

Cách chế biến:

Đun nghệ với nước trong 15-20 phút. Lọc bỏ bã và dùng ấm với chanh và mật ong để thưởng thức.

photo-1692607486987

Trà nghệ hỗ trợ miễn dịch rất hiệu quả.

Thành phần chính của thức uống này là nghệ. Nó chứa một hợp chất gọi là curcumin điều chỉnh hệ thống miễn dịch. Đặc tính chống viêm mạnh của trà nghệ cũng có thể giúp giảm viêm và đau.ss

Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, các tác dụng chính của nghệ đã được chứng minh hiện nay chủ yếu là chống ôxy hóa, làm lành vết thương, chống viêm, tăng cường sức khỏe tim mạch, bảo vệ gan, ngừa ung thư...

Ngoài ra, nghệ còn chứa một lượng sắt và mangan cao cũng như hàm lượng vừa phải của vitamin B6 và kali, là những chất có vai trò quan trọng đối với hoạt động trao đổi chất của tế bào và giúp tăng cường miễn dịch.

2. Trà gia vị tăng cường miễn dịch

Thành phần:

  • Gừng nạo 1 muỗng canh

  • Hạt tiêu 2 muỗng cà phê

  • Quế chi 1 thanh tầm ngón tay

  • Đinh hương 2 nụ

  • Hoa hồi 1 nụ

  • Quả bạch đậu khấu 1 quả nghiền nhỏ

  • Mật ong 1 muỗng canh

Cách chế biến:

Đun sôi tất cả các thành phần trừ mật ong cùng với một lít nước trong khoảng 30 phút. Sau đó lọc bỏ bã và uống ấm với một chút mật ong.

photo-1692607487749

Trà gia vị tăng cường miễn dịch.

Loại trà này chống vi khuẩn, chống viêm và giàu hợp chất giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Các chất dinh dưỡng thực vật trong mật ong nguyên chất có đặc tính chống vi khuẩn và chống virus có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn và chống lại bệnh tật.

3. Hỗn hợp gừng và giấm táo tác động tích cực đến sức khỏe

Thành phần:

  • 1 củ gừng gọt vỏ và nạo

  • 1 muỗng cà phê giấm táo

  • 1 muỗng cà phê mật ong nguyên chất

  • 1 nhúm ớt cayenne

  • Nước lọc 200ml

Cách chế biến:

Đun sôi nước và tắt bếp. Thêm gừng, đậy nắp và ngâm trong 5 phút. Lọc bỏ bã, thêm giấm táo, mật ong và ớt cayenne, trộn đều và nhâm nhi khi còn ấm.

photo-1692607488234

Hỗn hợp gừng và giấm táo là một món đồ uống ngon miệng.

Gừng có chứa hóa chất gọi là sesquiterpenes giúp chống lại cảm lạnh. Ớt cayenne chứa một lượng lớn capsaicin có tác dụng ức chế một loại neuropeptide liên quan đến quá trình viêm nhiễm.

Giấm táo chứa vi khuẩn có lợi và prebiotic có thể có tác động tích cực đến sức khỏe miễn dịch.

4. Nước ép rau xanh chống viêm nhiễm cơ thể

Thành phần:

  • Lá rau mùi tây 1 chén khoảng 100ml

  • Lá bạc hà 1 cốc khoảng 200ml

  • Rau bina 1 cốc khoảng 20ml

  • Táo hoặc lê 1 quả cỡ vừa

  • Dưa chuột 1 quả xắt nhỏ

  • Nước cốt chanh 2 muỗng canh

  • Muối hạt 1 nhúm nhỏ

Cách chế biến:

Cho tất cả các thành phần vào máy xay, thêm một cốc nước và xay nhuyễn sau đó uống ngay.

photo-1692607488654

Sinh tố rau xanh tăng cường hệ thống miễn dịch.

Loại nước trái cây này rất giàu vitamin A, vitamin C, acid folic và các chất chống oxy hóa khác giúp ngăn ngừa viêm nhiễm và giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.

5. Sữa hạt nghệ vàng

Thành phần:

  • 2 cốc sữa hạnh nhân không đường

  • 1/2 chén nước cốt dừa nhạt

  • 2 muỗng canh mật ong nguyên chất

  • 1 muỗng cà phê bột nghệ hoặc nghệ tươi xay

  • 1/2 muỗng cà phê gừng xay

  • 1/2 muỗng cà phê bột tiêu đen

  • 1 miếng quế cỡ ngón tay

Cách chế biến:

Kết hợp tất cả các thành phần trừ mật ong. Đun hỗn hợp trên bếp với ngọn lửa nhỏ trong 5-10 phút. Chú ý đun thật nhỏ lửa, không đun sôi. Sau khi tắt bếp, lọc hỗn hợp và thêm mật ong để thưởng thức.

photo-1692607489103

Kết hợp sữa nghệ với tiêu đen sẽ tăng cường chức năng miễn dịch.

Hoạt chất curcumin có trong nghệ giúp tăng cường khả năng chống oxy hóa của cơ thể bằng cách chống lại các gốc tự do có hiệu quả cao. Các loại gia vị và sữa hạt cung cấp chất béo tốt có tác dụng chống viêm cho cơ thể.

6. Nước chanh nóng giảm nguy cơ mắc bệnh

Thành phần:

  • 4 tép tỏi tươi băm nhỏ

  • 1 muỗng cà phê gừng tươi nạo

  • 1 thanh quế cỡ ngón tay

  • 4 cốc nước lọc

  • Nước cốt của 1 quả chanh

  • 2 muỗng canh mật ong nguyên chất

  • 1 muỗng canh lá bạc hà

Cách chế biến:

Đun sôi nước và thêm tất cả các thành phần trừ mật ong, đậy nắp và ngâm trong 30 phút. Lọc, rót vào ly và thêm mật ong vào cho dễ uống. Uống ấm.

photo-1692607489697

Một cốc nước chanh nóng kết hợp với gừng và tỏi tốt cho hệ miễn dịch.

Gừng và tỏi có chứa các hợp chất kháng khuẩn giúp điều trị các bệnh truyền nhiễm. Các chất chống oxy hóa trong quế có tác dụng chống viêm, có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.

7. Súp bí đỏ có đặc tính khử trùng

Thành phần:

  • 3 chén bí ngô cắt nhỏ

  • 1 muỗng cà phê dầu oliu

  • 1/4 chén hành tây xắt nhỏ

  • 1 muỗng cà phê tỏi băm nhỏ

  • 1/2 muỗng cà phê bột quế

  • 1/4 muỗng cà phê bột nhục đậu khấu

  • Muối và hạt tiêu vừa ăn

  • 1 muỗng cà phê húng tây khô hoặc lá oregano (lá kinh giới cay có bán ở nhiểu siêu thị)

  • 1 cốc nước cốt dừa loãng

Cách chế biến:

Đun nóng dầu trong chảo chống dính sâu lòng, cho hành, tỏi vào phi thơm. Thêm bí ngô vào xào trên lửa vừa trong 3 phút. Thêm 4 chén nước nóng, muối và hạt tiêu vào trộn đều. Đậy nắp và nấu trên lửa vừa trong 10 phút, thỉnh thoảng khuấy nhẹ.

Sau khi bí chín và để nguội, cho vào máy xay hoặc dùng tay nghiền nhuyễn đến khi mịn. Cho hỗn hợp trở lại vào chảo sâu lòng, thêm gia vị, thảo mộc và nước cốt dừa, trộn đều và nấu với lửa vừa trong 2 - 3 phút, khuấy nhẹ cho khỏi bén nồi. Múc ra bát, ăn nóng.

photo-1692607490135

Súp bí đỏ vừa ngon miệng lại tốt cho sức khỏe.

Bí ngô rất giàu beta-carotene, một chất tăng cường miễn dịch tuyệt vời và bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do. Quế và nhục đậu khấu chống viêm, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và chữa lành các mô bị tổn thương. Nước cốt dừa có chứa axit lauric được biết đến với đặc tính khử trùng tốt.

Những đồ uống dễ pha chế tại nhà này không chỉ giúp bạn giữ dáng mà còn tăng cường hệ thống miễn dịch tổng thể. Làm nước trái cây và đồ uống dinh dưỡng với các nguyên liệu dễ kiếm tại nhà là một trong những cách tốt nhất để giữ gìn sức khỏe.

Bằng cách này, bạn sẽ nhận được tất cả các chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết cho cơ thể một cách thoải mái ngay tại nhà với nhiều lợi ích sức khỏe nhất.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Món quà từ thiên nhiên dành cho bé vào mùa hè này.

Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 03/12/2024

    Mối lo ngại khi trẻ thường xuyên nóng giận mất kiểm soát

    Theo một nghiên cứu mới đây, trẻ mẫu giáo dễ nổi nóng, khó bảo có thể được xem là một dấu hiệu cảnh báo trước nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở giai đoạn sau.

  • 03/12/2024

    Nhóm máu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như thế nào?

    Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều mối liên hệ đáng chú ý giữa nhóm máu và nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhau.

  • 03/12/2024

    Bất dung nạp lactose hoàn toàn khác dị ứng đạm sữa bò

    Không ít phụ huynh đang nhầm lẫn dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose ở trẻ đều là cùng một bệnh lý. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Cả hai tình trạng đều khác nhau về nguyên nhân, biểu hiện. Để có thể phân biệt rõ hơn, mời cha mẹ cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!

  • 02/12/2024

    6 câu hỏi thường gặp về bệnh giãn phế quản

    Giãn phế quản là tình trạng các phế quản bị giãn ra và khó hồi phục được, dễ gây những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị và quản lý bệnh tốt.

  • 02/12/2024

    Tập thể dục mùa lạnh: Lợi ích và những lưu ý quan trọng

    Mùa đông thường mang đến cảm giác uể oải khiến nhiều người muốn cuộn tròn trong chăn ấm áp hơn là ra ngoài vận động. Tuy nhiên, duy trì thói quen tập thể dục trong mùa lạnh lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Trong bài viết dưới đây, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ phân tích những lợi ích và cung cấp những lưu ý quan trọng để bạn tập luyện an toàn và hiệu quả trong những ngày giá rét.

  • 02/12/2024

    Yếu tố Rh và tầm quan trọng của xét nghiệm Rh trong thai kỳ

    Các biến chứng cho thai nhi có thể xảy ra trong thai kỳ nếu bạn là Rh âm tính và thai nhi là Rh dương tính. Vậy yếu tố Rh là gì và các biến chứng mà thai nhi có thể gặp phải nếu bị bất tương thích Rh là gì? Cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

  • 01/12/2024

    Mẹo giúp trẻ ngủ ngon hơn trong những ngày se lạnh

    Giấc ngủ của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, trẻ có thể dễ trở mình, ngủ không sâu giấc khi thời tiết chuyển lạnh dần. Vậy làm thế nào để đảm bảo con bạn có một giấc ngủ ngon và sâu trong những ngày đông giá rét? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam khám phá những mẹo hữu ích dưới đây.

  • 30/11/2024

    Những điều nên và không nên làm đối với da nhạy cảm

    Da nhạy cảm là làn da dễ phản ứng với các tác nhân kích thích như thời tiết, dị ứng hoặc một số mỹ phẩm hóa chất nhất định. Da của bạn có thể chuyển sang màu đỏ, khô, châm chích, ngứa, căng, có thể nổi cục, vảy hoặc nổi mề đay khi gặp phải các tác nhân kích thích. Các tình trạng như bệnh chàm, viêm da tiếp xúc, bệnh trứng cá đỏ, v.v. thường là nguyên nhân khiến da trở nên nhạy cảm hơn.

Xem thêm