Nghiên cứu cho thấy sàng lọc HIV định kỳ có thể giúp hạn chế virus lây lan. Ngoài ra, nếu HIV không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến AIDS.
Ai nên làm xét nghiệm HIV?
Sàng lọc định kỳ. Nếu bạn ở độ tuổi từ 13-64 tuổi, bạn nên sàng lọc HIV ít nhất một lần như một phần của quá trình chăm sóc sức khỏe định kỳ. Nhưng nếu bạn có yếu tố nguy cơ cao đối với HIV, bạn nên xét nghiệm ít nhất mỗi năm một lần hoặc thường xuyên hơn.
Bạn có thể có nguy cơ cao bị nhiễm HIV nếu:
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật khuyến cáo nếu bạn là nam quan hệ tình dục đồng giới thì nên đi khám sàng lọc 3-6 tháng một lần. HIV cũng có thể lây từ mẹ sang con trong khi sinh và qua sữa mẹ. Nếu như bạn đang mang thai, bác sĩ nên yêu cầu xét nghiệm HIV.
Đọc thêm: Hội chứng suy nhược do HIV
Sàng lọc HIV
Ngay cả khi bạn không yêu cầu xét nghiệm HIV cụ thể, bạn vẫn có thể được tư vấn về việc sàng lọc HIV khi đến gặp bác sĩ vì những lý do khác. Khám sàng lọc HIV định kỳ là cách tuyệt vời để phát hiện sớm nhiễm HIV và là một trong những phương pháp tốt nhất, cùng với việc tránh các hành vi nguy hiểm, để ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình lây nhiễm HIV. Có hai loại phương pháp xét nghiệm HIV định kỳ:
Xét nghiệm tự nguyện (opt in): Bác sĩ hoặc y tá sẽ hỏi bạn xem bạn có muốn xét nghiệm HIV trong lần khám định kỳ hay không. Bạn sẽ phải kí giấy cam kết đồng ý, thường là bằng văn bản.
Chọn không tham gia (opt out). Trong lần khám định kỳ của bạn, bác sĩ hoặc y tá sẽ thông báo cho bạn rằng xét nghiệm HIV đã bao gồm trong kít xét nghiệm dự phòng tiêu chuẩn. Trừ khi bạn từ chối, nếu không, bạn nghiễm nhiên sẽ được xét nghiệm HIV. Lựa chọn này là một chiến lược dựa trên bằng chứng khuyến khích xét nghiệm nhiều hơn. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật khuyến nghị loại hình xét nghiệp này cho người lớn, thanh thiếu niên và phụ nữ mang thai.
Đối với người mang thai, các khuyến nghị bao gồm:
Theo nghiên cứu, việc xét nghiệm opt out có hiệu quả cao vì chúng có thể:
Lợi ích của việc sàng lọc HIV định kỳ
Với gần 15% những người nhiễm HIV không biết về tình trạng của mình, các chuyên gia cho biết các xét nghiệm định kỳ, thường xuyên có thể cải thiện việc phát hiện các trường hợp nhiễm HIV mới. Nó cũng có thể làm giảm tỷ lệ lây nhiễm và giúp những người nhiễm HIV bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng virus sớm hơn. Điều này có thể cải thiện chất lượng cuộc sống nói chung cho những người nhiễm HIV và ngăn ngừa lây truyền HIV sang người khác.
Các lý do cho việc sàng lọc thường xuyên bao gồm:
Tôi có thể xét nghiệm HIV ở đâu?
Sàng lọc HIV thường được thực hiện như một phần của xét nghiệm dự phòng thường xuyên trong khi bạn khám sức khỏe định kỳ. Nhưng nếu bạn có nhiều khả năng bị nhiễm HIV hoặc nghĩ rằng mình có thể đã bị phơi nhiễm, hãy yêu cầu bác sĩ xét nghiệm.
Bạn cũng có thể được sàng lọc HIV tại một số địa điểm xét nghiệm như:
Có khả năng tiếp xúc với HIV. Nếu bạn cho rằng mình đã tiếp xúc với HIV, hãy cho bác sĩ biết. Họ sẽ sàng lọc bạn để tìm virus. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính, bác sĩ có thể kiểm tra xem bạn có cần dùng loại thuốc gọi là PEP (dự phòng sau phơi nhiễm) hay không. Bạn sẽ cần xét nghiệm HIV theo dõi trong 4 - 6 tháng.
Nếu bạn đang cân nhắc sử dụng PrEP (điều trị dự phòng trước phơi nhiễm), một loại thuốc được dùng để ngăn ngừa nhiễm HIV, bạn sẽ cần phải được xét nghiệm trước khi có thể dùng thuốc. Khi bạn bắt đầu PrEP, các bác sĩ khuyên bạn nên xét nghiệm HIV 2-3 tháng một lần, tùy thuộc vào loại PrEP bạn nhận được. Loại PrEP mới, dạng tiêm (cabotegravir tác dụng kéo dài) được tiêm 2 tháng một lần và yêu cầu xét nghiệm HIV mỗi lần.
Nếu bạn bị nhiễm HIV, trong vòng 2-4 tuần sau khi nhiễm bệnh, bạn có thể nhận thấy các triệu chứng giống như cúm như:
Các triệu chứng có thể kéo dài vài ngày hoặc vài tuần. Nhưng bạn có thể không có bất kỳ triệu chứng nào trong giai đoạn đầu của nhiễm trùng. Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng, hãy đi xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.