Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bảy dấu hiệu viêm mạn tính

Để duy trì một sức khỏe tốt, bạn nên chú ý tới các dấu hiệu viêm nhiễm có thể xuất hiện trên cơ thể. Chúng được coi là các tác nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm, bao gồm bệnh tim mạch, đột quỵ, ung thư, tiểu đường và béo phì.

Thực tế, không phải tất cả tình trạng viêm đều xấu. Ví dụ, viêm cấp tính là một phản ứng của hệ thống miễn dịch nhằm bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây chấn thương hoặc nhiễm trùng và xảy ra trong thời gian ngắn (như bong gân mắt cá chân hoặc cảm lạnh thông thường). Khi các tế bào miễn dịch đã chữa lành khu vực đó, tình trạng viêm sẽ biến mất.

Mặt khác, tình trạng viêm nhiễm mạn tính xảy ra khi hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức để đối phó với các mối đe dọa và duy trì trạng thái tấn công này trong khoảng thời gian dài. Điều này có thể gây hại cho cơ thể.

Vì tình trạng viêm xảy ra trong cơ thể ở mức độ tế bào nên các triệu chứng không phải lúc nào cũng rõ ràng. Bài viết này sẽ giúp bạn phát hiện một số dấu hiệu khó nhận biết của tình trạng viêm mạn tính và những cách để ngăn chặn tình trạng này.

Vấn đề về trí nhớ và sự tập trung.

Nếu cơ thể bạn đang xuất hiện tình trạng sưng viêm thì rất có thể nó đang có những tác động không tốt đến bộ não của bạn. Căng thẳng mạn tính thứ phát sau tình trạng viêm thường đưa cơ thể vào trạng thái bị kích thích liên tục, đặc biệt là hệ thần kinh giao cảm. Và trạng thái cảnh giác liên tục này sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, từ đó có thể làm giảm trí nhớ và sự tập trung.

Đau nhức toàn bộ cơ thể và suy giảm khối cơ.

Khi các cytokine gây viêm (protein liên quan đến hệ thống miễn dịch) tăng cao trong cơ thể, chúng có thể gây đau nhức và sưng cơ. Trên thực tế, tình trạng viêm mạn tính còn làm tổn thương các sợi cơ, điều này không chỉ dẫn đến suy nhược mà còn ảnh hưởng đến các động mạch đi qua cơ. Ngoài ra, tình trạng viêm sẽ gây sưng tấy bên trong và xung quanh các khớp, có thể gây đau và khó chịu.

Kháng Insulin.

Viêm mạn tính làm cho nồng độ hormone cortisol tăng lên trong cơ thể, dẫn đến tình trạng kháng Insulin - một loại hormone giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Điều nãy khiến cho lượng đường trong máu tăng cao và thậm chí, nếu nghiêm trọng có thể tiến triển thành bệnh tiểu đường type 2. Ở những người có các yếu tố nguy cơ như thừa cân béo phì, có tiền sử sử dụng steroid thì trình trạng trên sẽ dễ xảy ra hơn. 

Phát ban trên da.

Đỏ, phồng rộp, khô da và nổi mẩn ngứa - tất cả đều có thể là dấu hiệu của tình trạng viêm mạn tính. Phát ban chính là một phản ứng của hệ thống miễn dịch chống lại những thứ như vi khuẩn truyền nhiễm, phản ứng dị ứng và các bệnh nội khoa.

Một trường hợp điển hình là bệnh vẩy nến. Tình trạng này xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn hoạt động quá mức và tăng tốc độ phát triển tế bào da dẫn đến viêm da và tạo ra các vảy, mảng vảy nến đặc trưng.

Năng lượng thấp.

Tình trạng viêm mạn tính gây ra căng thẳng trong cơ thể, khiến hệ thần kinh giao cảm bị kích thích quá mức. Nói cách khác, bạn luôn ở chế độ chiến đấu hoặc bỏ chạy. Theo thời gian, trạng thái cảnh giác không ngừng này có thể làm cạn kiệt năng lượng và dẫn đến mệt mỏi toàn thân. Hơn nữa, khi cơ thể bạn đang phải đối mặt với tình trạng viêm toàn thân, nó phải đối phó với việc giải phóng các cytokine gây viêm trong máu. Các bệnh như viêm ruột, bệnh gan, bệnh vẩy nến và viêm khớp dạng thấp đều là những bệnh viêm mãn tính gây mệt mỏi.

Tạo nhiều dịch nhày quá mức.

Nếu bạn có các triệu chứng nghẹt mũi mạn tính, thường xuyên có đờm hoặc sổ mũi thì nguyên nhân là do màng nhày sản xuất quá nhiều chất nhầy ở đường thở như đờm để bảo vệ các tế bào biểu mô nằm trong niêm mạc của hệ hô hấp. Điều này đặc biệt xảy ra trong các bệnh viêm phổi như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tuy nhiên, chất nhầy tăng lên cũng có thể là sản phẩm của tình trạng viêm cấp tính. Ví dụ, nhiều chất nhầy trong khoang mũi có thể xảy ra do viêm mũi dị ứng do chất gây dị ứng (như phấn hoa) tiếp xúc với màng mũi.

Vấn đề về dạ dày.

Các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, khó chịu, táo bón và tiêu chảy cũng có thể báo hiệu vấn đề viêm nhiễm. Ví dụ, viêm dạ dày đề cập đến một nhóm tình trạng đặc trưng bởi viêm niêm mạc dạ dày, có thể gây ra các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa như đau bụng trên, ợ chua và trào ngược axit.

Làm thế nào để giảm tình trạng viêm mạn tính?

Có một số biện pháp đơn giản bạn có thể làm để ngăn ngừa và kiểm soát tình trạng viêm mạn tính.

Giảm thiểu căng thẳng: Kết hợp các hoạt động có thể giúp kiểm soát căng thẳng vào cuộc sống hàng ngày như yoga, thiền và tập thở sâu.

  • Ưu tiên giấc ngủ: Giấc ngủ lý tưởng kéo dài từ bảy đến tám tiếng mỗi đêm. Giấc ngủ có tác dụng trong việc hỗ trợ sản xuất hormone tăng trưởng ở người và testosterone, giúp cơ thể tự sửa chữa và tái tạo.
  • Sử dụng một số loại thực phẩm: Một số thực phẩm như trái cây và rau quả giàu chất chống oxy hóa và polyphenol có thể giúp cơ thể chống lại phản ứng viêm.
  • Loại bỏ một số thực phẩm không tốt ra khỏi chế độ ăn: Hạn chế thực phẩm có chất phụ gia và chất bảo quản (như thực phẩm đóng gói) và những thực phẩm có lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa cao (như thức ăn nhanh) bởi chúng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm.
  • Vận động: Tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm các tác nhân gây viêm và giảm nồng độ cytokine.
  • Hạn chế rượu bia: Việc sử dụng rượu bia kéo dài có thể gây hại cho chức năng của đường ruột và gan cũng như tương tác giữa các cơ quan, gây ra tình trạng viêm toàn thân mạn tính.
  • Ngừng hút thuốc: Hút thuốc lá có liên quan đến việc cơ thể sản xuất ít các phân tử chống viêm và có nhiều nguy cơ viêm nhiễm hơn. Hãy coi đây là một lý do chính đáng để bỏ thói quen này.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nếu bạn có các triệu chứng viêm mạn tính, hãy đến gặp các bác sỹ để được kiểm tra tổng quát bao gồm xét nghiệm máu và đưa ra các lựa chọn điều trị thích hợp.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0935 18 3939 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

 

Hải Yến - Viện Y học Ứng dụng Việt Nam - Theo Livestrong
Bình luận
Tin mới
  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

Xem thêm