Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

16 lý do khiến bạn bị khó thở

Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 16 nguyên nhân khiến bạn bị khó thở.

  1. Hen suyễn

Đường thở của bạn có thể đột nhiên bị thu hẹp và sưng lên. Bạn có thể khó thở, ho ra chất nhầy hoặc nghe thấy tiếng thở rít. Phấn hoa, bụi, khói, tập thể dục, cảm lạnh và căng thẳng có thể gây ra cơn hen. Bác sĩ có thể giúp bạn tìm ra nguyên nhân gây bệnh và kê đơn thuốc để bạn dùng khi lên cơn hen, nhằm giúp bạn dễ thở hơn.

  1. Dị ứng

Phấn hoa, bụi, lông thú cưng và những thứ khác mà bạn hít vào có thể gây dị ứng. Đôi khi phản ứng dị ứng gây ra bệnh hen suyễn. Những thứ gây dị ứng có thể có trong không khí, đồ vật bạn chạm phải hoặc một số loại thực phẩm bạn ăn. Đi khám bác sĩ là cách tốt nhất để kiểm soát bệnh hen suyễn và dị ứng. Hãy nhớ kiểm tra khi có những triệu chứng bất thường.

  1. Lo lắng

Bạn có thể thở mạnh hơn khi sợ hãi hoặc lo lắng. Việc này có thể nghiêm trọng khi bạn có các vấn đề về phổi như bệnh COPD. Căng thẳng đột ngột, chẳng hạn như tai nạn ô tô, có thể gây ra cơn hen nếu bạn mắc bệnh hen suyễn. Ngay cả khi bạn khoẻ mạnh, sự lo lắng vẫn có thể khiến bạn thở nhanh đến mức gây choáng váng và bất tỉnh.

Đọc thêm thông tin tại: Viêm phổi: Ăn gì và không nên ăn gì?

  1. Cacbon monoxit

Là khí không màu, không mùi, có thể thoát ra từ lò nung, lò sưởi, bình nóng lạnh, máy sấy, khói xe. Nếu không được xử lý và đưa ra ngoài đúng cách, nó có thể tích tụ trong không khí. Việc hít phải nhiều khí này có thể khiến các tế bào hồng cầu khó mang oxy đi khắp cơ thể. Bạn có thể khó thở, chóng mặt, lú lẫn, yếu và buồn nôn, có thể nhìn mờ và bất tỉnh, thậm chí đe doạ đến tính mạng.

  1. Cảm lạnh

Nguyên nhân do virus, gây sổ mũi, hắt hơi, có thể có sốt. Nó có thể gây kích ứng phổi và đường thở của bạn, đồng thời gây ho và khó thở. Bệnh thường tự khỏi sau một tuần hoặc lâu hơn. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn bị sốt cao hơn 39 độ C, thở khò khè hoặc nếu bị khó thở.

  1. Covid-19

Bệnh do virus Corona gây ra, lây lan qua giọt bắn khi ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Đầu tiên, virus tấn công đường thở, sau đó nhanh chóng xuống đến phổi của bạn. Cùng với khó thở, dấu hiệu cảnh báo phổ biến nhất là sốt và ho khan. Cho đến nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị bệnh này. Hầu hết mọi người đều có triệu chứng nhẹ và có thể khỏi bệnh tại nhà. Nhưng nếu tình trạng khó thở không thuyên giảm thì hãy đi gặp bác sĩ ngay.

 
  1. Thuyên tắc phổi

Tình trạng này gây khó thở, bạn có thể cảm thấy choáng váng, tim đập nhanh. Một số người còn ho ra máu. Bạn có thể bị sưng, nóng và đau ở nơi cục máu đông hình thành. Nếu bất kỳ điều nào trong số này xảy ra với bạn, hãy đến bệnh viện vì nó có thể đe doạ đến tính mạng.

  1. Chứng ngưng thở khi ngủ

Đây là tình trạng ngừng thở liên tục trong khi ngủ, do đó mọi người không thể nhận ra điều này. Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, uể oải và ủ rũ vào ngày hôm sau, gây huyết áp cao, bệnh tim và đột quỵ. Thừa cân là yếu tố nguy cơ, tuy nhiên, không phải tất cả những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ đều bị thừa cân.

  1. Viêm phổi

Vi khuẩn, virus hoặc nấm xâm nhập vào phổi. Các phế nang, đường dẫn khí trong phổi có thể chứa đầy chất lỏng, làm bạn khó thở hơn. Bạn cũng có thể bị ớn lạnh, sốt, đồng thời có thể ho ra chất nhầy đặc, có màu. Bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh nếu bệnh viêm phổi của bạn do vi khuẩn gây ra. Các loại khác khó điều trị hơn, nhưng nghỉ ngơi, uống nhiều nước và dùng thuốc không kê đơn có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Đọc thêm thông tin tại: Đau họng nên ăn uống thế nào?

  1. COPD

Một số người gọi là viêm phế quản mạn tính tắc nghẽn hoặc khí phế thũng. Hút thuốc lá có thể gây ra bệnh này, làm giới hạn luồng khí thở, làm cho việc thở trở nên khó khăn hơn. Bạn có thể cảm thấy tức ngực và ho, đôi khi kèm theo thở khò khè và tình trạng này không biến mất. Bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị nhưng nếu bạn hút thuốc thì bước quan trọng nhất là phải bỏ thuốc.

  1. Suy tim

Tình trạng này nghĩa là tim không bơm máu mạnh như bình thường, việc lấy oxy đến nơi cần trở nên khó khăn, máu ứ lại trong phổi, khiến bạn cảm thấy khó thở. Các hoạt động thường ngày như leo cầu thang, đi bộ một quãng đường dài hoặc mang vác đồ có thể khiến bạn mệt mỏi.

  1. Thiếu máu

Khi cơ thể không có đủ tế bào hồng cầu khoẻ mạnh, bạn không thể nhận đủ oxy đến các mô. Điều đó có thể khiến bạn yếu đi, mệt mỏi và đôi khi là khó thở, thậm chí chóng mặt, xanh xao, tay chân lạnh và nhịp tim nhanh. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, vì vậy việc điều trị phụ thuộc nguyên nhân gây ra. Hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.

  1. Phổi bị xẹp

Các bác sĩ đôi khi gọi là tràn khí màng phổi, do một chấn thương hoặc bệnh nào đó khiến không khí rò rỉ vào khoảng trống giữa phổi và thành ngực. Bạn có thể bị đau ngực và khó thở. Bác sĩ có thể đặt kim hoặc ống nhỏ vào khu vực đó để loại bỏ không khí hoặc có thể phải phẫu thuật.

  1. Khóc hoặc sợ hãi

Trẻ từ 6 tháng đến 6 tuổi có thể ngừng thở khi khóc hoặc giật mình. Khi đó, cơn nín thở. có thể khiến trẻ ngất xỉu. Mặt trẻ chuyển sang tái xanh và bất tỉnh trong khoảng 1 phút. Triệu chứng có vẻ đáng sợ nhưng không có gì phải quá lo lắng.

  1. Bệnh nhược cơ

Là một bệnh thần kinh cơ, làm gián đoạn sự truyền dẫn thần kinh cơ. Ảnh hưởng đến khả năng vận động, thở, có thể làm thay đổi cách nhai nuốt, chớp mắt và mỉm cười. Mọi chuyện trở nên khó khăn hơn nếu bạn gắng sức và tốt hơn sau khi nghỉ ngơi.

  1. Thất tình

Điều này là có thật. Thậm chí còn có một cái tên cho tình trạng này là Hội chứng trái tim tan vỡ, xảy ra không phải do động mạch bị tắc nghẽn. Mặc dù có thể dẫn đến suy cơ tim trong thời gian ngắn nhưng hầu như mọi người sẽ khoẻ lại trong vài ngày hoặc vài tuần. Nếu tình trạng khó thở dai dẳng kéo dài và ngày càng trầm trọng thì bạn cần đi gặp bác sĩ để sớm tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Chúng tôi mong rằng bài viết này đã cung cấp thông tin quan trọng về sức khỏe dành cho bạn. Nhằm đáp ứng nhu cầu của các khách hàng trong việc chăm sóc sức khỏe, Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ với cam kết hỗ trợ phát triển sức khỏe và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân, tư vấn dinh dưỡng cho tất cả các đối tượng… Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0935.18.39.39  hoặc 0243.633.5678 để nhận tư vấn chi tiết.

Hồ Mai Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo WebMD
Bình luận
Tin mới
  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa điều trị chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 30/06/2025

    Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

    Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?

  • 30/06/2025

    Nhận biết và xử lý vết thương do côn trùng cắn khi đi du lịch

    Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn

Xem thêm