Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đi ra ngoài với mái tóc ướt có thể khiến bạn bị ốm?

Khi lớn lên, bạn có thể đã nghe mẹ hoặc bà cảnh báo rằng đi ra ngoài với mái tóc ướt sẽ khiến bạn bị ốm, đặc biệt là khi thời tiết lạnh. Nhưng điều này có thực sự đúng? Hãy cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây.

Mặc dù bệnh tật thường gia tăng vào mùa đông nhưng không có mối liên hệ nào giữa tóc ướt và khả năng mắc bệnh của bạn. Và bài viết này sẽ giải thích thực hư việc mái tóc ướt có làm bạn bị ốm hay không

Tóc ướt có làm bạn bị bệnh không?

Câu trả lời ngắn gọn: Không. Đi ra ngoài với mái tóc ướt khi trời lạnh có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu nhưng sẽ không làm tăng nguy cơ nhiễm virus. (Hãy nhớ rằng cả cảm lạnh và cúm đều do virus gây ra.). Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), vi trùng gây ra virus và nhiễm trùng lây lan qua không khí, trên bề mặt cứng, chất dịch cơ thể như: máu, chất nhầy hoặc giọt nước thoát ra khi bạn hắt hơi hoặc ho.

Những vi trùng này xâm nhập vào cơ thể bạn qua mũi và miệng khi bạn chạm vào mặt, hít không khí có vi trùng hoặc tiếp xúc gần với người bị bệnh chứ không phải qua tóc. Điều đó có nghĩa là nếu bạn cảm thấy ốm sau khi đi ra ngoài với mái tóc ướt thì có thể bạn đã nhiễm virus và ở trong không khí lạnh, khiến bạn bắt đầu nhận thấy các triệu chứng ốm, như: sổ mũi, đau họng và đau nhức cơ thể.

Đọc thêm bài viết: 5 lợi ích của collagen với mái tóc

Tại sao mọi người tin vào lời đồn 'Đi ra ngoài với mái tóc ướt sẽ bị ốm'?

Một số người cho rằng đi ra ngoài với mái tóc ướt khi trời lạnh sẽ khiến bạn bị ốm vì bệnh tật dễ xảy ra hơn vào mùa đông nhưng không có mối liên hệ trực tiếp nào giữa hai điều này. Theo bác sĩ, nhiệt độ lạnh hơn tình cờ lại là môi trường tốt hơn cho các loại virus, như virus rhovirus (hay còn gọi là bệnh cảm lạnh thông thường) di chuyển trong không khí và tồn tại trong mũi và miệng của bạn.

Khi bên ngoài trời lạnh, mọi người cũng có xu hướng tụ tập trong nhà, nơi có ít sự thông gió tự nhiên hơn. Sự kết hợp giữa tiếp xúc gần, hệ thống sưởi trung tâm chạy cả ngày và không khí trong nhà tạo ra nơi sinh sản cho virus. Ngồi hoặc đứng gần người khác có thể khiến bạn tiếp xúc với những giọt nước mà họ thải ra khi ho hoặc hắt hơi, đồng thời không khí khô trong nhà có thể khiến virus tồn tại lâu hơn. Theo một đánh giá tháng 2 năm 2017 trên ‌Cell Host & Microbe‌, nhiệt nhân tạo cũng có thể làm khô chất nhầy trong đường mũi của bạn, chất cần thiết để bẫy virus và chống lại bệnh tật.

Bác sĩ cho biết càng ở trong nhà thì càng ít nhận được ánh nắng. Và ánh sáng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D chính, rất quan trọng cho việc hỗ trợ miễn dịch. Và đây chính là lý do khác khiến bạn bị ốm thường xuyên hơn vào mùa đông. Cuối cùng, tóc ướt mang lại cảm giác khó chịu hơn là nguy cơ bị bệnh. Bạn có thể bị bệnh do các yếu tố khác.

4 lời khuyên khi đi ra ngoài nếu bạn bị ốm

Nếu bạn đã bị bệnh và cần phải chống chọi với cái lạnh để đi làm hoặc đi học, bạn có thể làm một số điều để cảm thấy thoải mái hơn và ngăn các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn.

1. Mặc ấm

Theo Beth Israel Lahey Health, cho dù bạn có mái tóc ướt hay khô, việc mặc càng nhiều lớp áo ấm càng tốt sẽ giúp giữ nhiệt cơ thể và giúp bạn không cảm thấy ốm hơn. Ví dụ: bạn có thể muốn đầu tư vào một chiếc áo khoác phao ấm áp hoặc một số dụng cụ chạy bộ khi trời lạnh.

2. Che mũi và miệng

Theo Northwestern Medicine, việc che mũi và miệng bằng khăn quàng cổ hoặc khẩu trang không chỉ giữ ấm cho bạn mà còn bảo vệ bạn và những người khác khỏi lây lan và nhiễm nhiều vi trùng hơn.

3. Làm khô tóc hoặc để tóc hư tổn

Bác sĩ cho biết, lựa chọn tối ưu là sấy khô tóc trước khi ra ngoài. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và giữ ấm. Nhưng nếu bạn không có nhiều thời gian, việc buộc tóc hoặc nhét tóc vào mũ sẽ làm nên điều kỳ diệu cho sự ấm áp và những cơn sụt sịt của bạn.

Đọc thêm bài viết: 13 loại thực phẩm tốt nhất cho sự phát triển của tóc

4. Thử dùng thuốc kháng histamine

Nếu bạn bị dị ứng với môi trường, các triệu chứng của bạn có thể trở nên tồi tệ hơn khi bạn ra ngoài trời lạnh hoặc khi bạn đã bị ốm. Đó là lý do tại sao bạn nên sử dụng thuốc xịt mũi, thuốc thông mũi hoặc thuốc kháng histamine không kê đơn trước khi ra ngoài trời.

Làm thế nào để giữ sức khỏe trong mùa đông?

Mặc dù việc đi ra ngoài với mái tóc ướt vào mùa đông sẽ không khiến bạn bị ốm, nhưng bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa khác để giữ sức khỏe tốt nhất có thể vào thời điểm này trong năm.

1. Sử dụng máy tạo độ ẩm

Theo bác sĩ, khi bạn bật máy sưởi trong nhà, không khí có thể bị khô, khiến vi trùng bám vào không khí và đường mũi của bạn. Đó là lý do tại sao việc bổ sung độ ẩm cho môi trường của bạn là quan trọng. Hãy thử sử dụng máy tạo độ ẩm để giữ không khí ẩm và chất nhầy của bạn ở mức khỏe mạnh.

2. Sử dụng đèn mặt trời nhân tạo

Rối loạn cảm xúc theo mùa và thiếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là một nguyên nhân khác khiến mọi người cảm thấy khó chịu trong thời tiết vào mùa đông, bên cạnh virus hoặc nhiễm trùng. Điều này cũng có thể làm giảm mức độ miễn dịch của bạn. Theo bác sĩ, đèn mặt trời nhân tạo bắt chước ánh sáng mặt trời tự nhiên sẽ giúp điều chỉnh tâm trạng, nhịp sinh học cũng như chu kỳ melatonin và serotonin của bạn.

3. Uống nhiều nước

Khi nhiệt độ ngoài trời giảm xuống, cảm giác khát của bạn cũng có thể giảm theo. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn cần ít nước hơn. Chúng ta vẫn mất nước qua mồ hôi, nước tiểu và hơi thở khi thời tiết lạnh. Theo Trường Cao đẳng Khoa học Nông nghiệp của Đại học bang Pennsylvania, việc uống đủ nước cũng cần thiết để tạo ra đủ nhiệt để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của bạn. Theo bác sĩ, hãy nhắm tới uống nước nhiều nước.

4. Ngủ đủ giấc

Một nghiên cứu vào tháng 9 năm 2015 trên ‌Sleep‌ cho thấy thời gian ngủ ngắn hơn có liên quan đến việc tăng khả năng bị cảm lạnh thông thường. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, hãy ngủ tối thiểu từ 7 - 9 giờ mỗi đêm.

5. Uống Vitamin D (hoặc Vitamin tổng hợp)

Nhiều người không nhận đủ vitamin D chỉ từ thực phẩm và ánh sáng mặt trời, đặc biệt là trong những tháng mùa đông khi mặt trời không thường xuyên xuất hiện. Việc bổ sung vitamin D (khoảng 600 IU) có thể giúp kiểm soát nhiễm trùng và giảm viêm. Bên cạnh đó, vitamin tổng hợp với vitamin A, B, C, E và K cũng có thể cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để giúp bạn khỏe mạnh.

Tuy nhiên, Vitamin D là một loại vitamin tan trong chất béo, có nghĩa là nó có thể tích tụ trong cơ thể và gây ra vấn đề nếu mức độ của bạn tăng quá cao. Đó là lý do tại sao tốt nhất bạn nên kiểm tra với bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ chất bổ sung nào.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0935 18 3939 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Hồng Ngọc - Viện Y học Ứng dụng Việt Nam - Theo Livestrong
Bình luận
Tin mới
  • 04/10/2024

    Tắm khoáng nóng có giúp giảm cân không?

    Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.

  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2024

    Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

    Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

  • 01/10/2024

    Tác động của Vitamin D với sức khỏe

    Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.

  • 30/09/2024

    Thừa cân béo phì ở trẻ em

    Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.

  • 30/09/2024

    Suy thận ở trẻ em

    Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.

  • 29/09/2024

    Ho do viêm thực quản ái toan là gì?

    Viêm thực quản ái toan là tình trạng mạn tính của hệ miễn dịch, do dị ứng thực phẩm gây ra, biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Ở một số người, viêm thực quản ái toan không được kiểm soát có thể gây ho. Những người bị viêm thực quản ái toan chủ yếu ho do dị ứng hoặc hen suyễn, đồng thời cũng có thể do trào ngược axit.

Xem thêm