Cha mẹ cần làm gì để trẻ em đến trường học với sức khoẻ tốt?
Đảm bảo 3 yếu tố: Giấc ngủ, tập luyện và dinh dưỡng
Trước thềm năm học mới, các bậc phụ huynh nên chú trọng tới 3 yếu tố: Cung cấp bữa ăn dinh dưỡng, cho trẻ ngủ đủ giấc và vận động thể chất đều đặn. Đây cũng là chìa khóa giúp trẻ có đủ sức khỏe hoàn thành tốt việc học ở trường.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ ăn sáng đủ chất sẽ hoạt động (cả học và chơi) ở lớp tốt hơn. Tình trạng thiếu ngủ có thể ảnh hưởng xấu tới trí nhớ, khả năng tập trung và học hỏi, cũng như sức sáng tạo của trẻ.
Tập thể dục, chơi thể thao ngoài trời không chỉ tốt cho sự phát triển của trẻ, mà còn giúp kiểm soát và ngăn ngừa các tật khúc xạ.
Giúp trẻ rèn thói quen tốt
Tạo cho trẻ thói quen tự giác chuẩn bị sách vở, đồng phục trước khi đến trường.
Nhiều trẻ phải mất khá nhiều thời gian để thích ứng sau khi tạm biệt kỳ nghỉ Hè, bước vào năm học mới. Đặc biệt, với trẻ mới chuyển cấp hay vào lớp 1, thời điểm đầu năm học gây ra nhiều căng thẳng, áp lực với cha mẹ và gia đình.
Để giúp trẻ nhanh chóng làm quen và bắt kịp với năm học mới, trước tiên, phụ huynh nên giúp trẻ xây dựng những thói quen tốt và thực hiện đều đặn mỗi ngày. Trẻ Tiểu học có thể tự mình chuẩn bị quần áo hay sắp xếp dụng cụ học tập vào cặp sách từ tối hôm trước.
Ngoài ra, cha mẹ nên gợi ý cho trẻ thời gian biểu cố định cho giờ học, giờ tắm, giờ ăn tối và đi ngủ. Có trẻ thích hoàn thành bài tập ngay khi về nhà, có em lại muốn nghỉ ngơi sau khi tan học. Tùy theo đặc điểm sinh hoạt của gia đình và tính cách của trẻ, cha mẹ có sự điều chỉnh phù hợp. Tuân theo lịch trình cố định giúp giảm bớt stress vào mỗi buổi sáng cho cả gia đình.
Dùng điện thoại và mạng xã hội hợp lý
Khác với thời gian nghỉ Hè, cha mẹ cần thiết lập lại quy tắc dùng mạng xã hội, điện thoại hay máy tính bảng cho trẻ. Theo chuyên gia sức khỏe vị thành niên Michelle Escovedo – Trung tâm Nhi khoa Cedars-Sinai Guerin (Mỹ), phụ huynh có thể yêu cầu trẻ không dùng điện thoại trong giờ ăn tối hoặc trong giờ tự học tại nhà.
Trẻ cũng cần giảm bớt thời gian dùng mạng xã hội để cân bằng việc học, giấc ngủ và các hoạt động tốt cho sức khỏe khác.
Tiêm vaccine đúng lịch
Thanh thiếu niên cũng cần được tiêm chủng vaccine cần thiết để “nhắc nhở” khả năng miễn dịch.
Năm học mới bắt đầu cũng trùng với thời điểm thời tiết giao mùa ở các tỉnh phía Bắc. Các bệnh dễ lây lan như sốt xuất huyết, tay chân miệng, viêm não Nhật Bản… vẫn còn diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương.
Biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cho trẻ trở lại trường là tiêm vaccine đầy đủ, đúng lịch. Ví dụ, trẻ từ 4-6 tuổi cần tiêm nhắc lại vaccine sởi - quai bị - rubella, thủy đậu.
Từ 11 trở lên, trẻ có thể tiêm vaccine viêm não mô cầu và vaccine HPV phòng các dạng ung thư do virus u nhú. Tiêm vaccine phòng cúm vào đầu năm học cũng giúp bảo vệ trẻ trong mùa Thu Đông.
Nói chuyện với con về sức khỏe tinh thần
Bạo lực học đường, trầm cảm, rối loạn lo âu là những vấn đề đáng lo ngại mỗi khi trẻ quay lại trường học. Cha mẹ nên theo dõi con sát sao để sớm phát hiện những hành vi bất thường ở trẻ như: Tự dưng kém vui tươi, đột ngột thu mình, ít nói, hay khóc, không muốn đến trường; Trẻ tự ngắt kết nối; Có hành vi tự hại bản thân.
Để chăm sóc sức khỏe tinh thần cho trẻ, cha mẹ nên dành nhiều thời gian cho các bữa ăn gia đình, hoạt động cùng con, cho phép trẻ tâm sự và chia sẻ những vấn đề khó nói.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các biện pháp tăng cường sức đề kháng đơn giản mà hiệu quả.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.