Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cân nặng trung bình của bé theo tháng là bao nhiêu?

Cân nặng là một chỉ số quan trọng đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ. Mặc dù mỗi trẻ phát triển ở một tốc độ khác nhau, nhưng thường sẽ tương đối với chỉ số trung bình đã được thống kê.

Cũng giống như người lớn, trẻ sơ sinh có đủ hình dạng và kích cỡ. Nếu cân nặng của trẻ thấp hơn so với những trẻ cùng tháng, điều này không hẳn báo hiệu vấn đề về tăng trưởng hay chậm phát triển của trẻ. Việc sử dụng biểu đồ cân nặng có thể giúp bạn theo dõi sự phát triển của em bé nói chung. Bài viết này sử dụng số liệu được Tổ chức Y tế thế giới WHO cung cấp cho trẻ dưới 2 tuổi.

Cân nặng trung bình của trẻ

Theo WHO, cân nặng khi sinh trung bình của trẻ sơ sinh nam đủ tháng là 3,3kg. Cân nặng khi sinh trung bình của một bé gái đủ tháng là 3,2kg. Cân nặng trung bình của trẻ sinh ra ở tuần thai thứ 37 - 40 dao động từ 2,5 đến 4kg. Cân nặng sơ sinh thấp là khi trẻ sinh ra nhẹ hơn 2,5kg.

Trẻ sơ sinh thường giảm khoảng 10% trọng lượng ngay sau khi sinh. Sự sụt giảm này chủ yếu là do mất chất lỏng và thường không đáng lo ngại. Hầu hết các bé đều tăng trở lại số cân nặng này trong vòng 1 tuần.

Đọc thêm bài viết: Thời tiết thất thường, bố mẹ nên làm gì để bảo vệ trẻ?

Bảng cân nặng của bé theo độ tuổi

Biểu đồ cân nặng có thể giúp cha mẹ biết con của mình rơi vào phần trăm nào. Ví dụ: nếu cân nặng của trẻ ở phân vị thứ 60, điều đó có nghĩa là 40% trẻ sơ sinh ở cùng độ tuổi và giới tính có cân nặng cao hơn và 60% trong số những trẻ này nhẹ cân hơn. Biểu đồ dưới đây cho thấy cân nặng của em bé ở phân vị thứ 50. Đây là trọng lượng trung bình. Trẻ sơ sinh nam có xu hướng nặng hơn một chút so với trẻ sơ sinh nữ, vì vậy biểu đồ được chia theo giới tính.

Thông thường, trẻ sẽ lớn và tăng cân nhanh nhất trong 6 tháng đầu đời. Mặc dù mỗi trẻ có mức tăng khác nhau, nhưng trung bình sẽ là 113 - 200g mỗi tuần trong 4 - 6 tháng đầu tiên. Sau đó, quá trình tăng cân sẽ chậm lại một chút, với mức tăng trung bình khoảng 85 - 140g mỗi tuần khi trẻ được 6- 18 tháng. Trung bình, trẻ sơ sinh tăng gấp ba cân nặng khi sinh vào ngày sinh nhật đầu tiên.

Đọc thêm bài viết: Trẻ em uống Ensure được không?

Điều gì ảnh hưởng đến cân nặng của bé?

Để đánh giá toàn diện phát triển thể chất của trẻ, cần một vài thông số khác ngoài cân nặng, chẳng hạn như chiều dài và chu vi vòng đầu. Việc xem xét cả ba phép đo giúp bác sĩ biết được em bé đang phát triển như thế nào so với những em bé khác cùng độ tuổi và cùng giới tính.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của bé, bao gồm:

  • Giới tính

Trẻ sơ sinh nam có xu hướng lớn hơn trẻ sơ sinh nữ và chúng thường tăng cân nhanh hơn một chút trong thời kỳ sơ sinh.

  • Dinh dưỡng

Tốc độ tăng cân và tốc độ tăng trưởng cũng có thể phụ thuộc vào việc trẻ bú sữa mẹ hay sữa công thức. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ lưu ý rằng trẻ bú sữa mẹ tăng cân và phát triển nhanh hơn trẻ bú sữa công thức trong 6 tháng đầu. Tuy nhiên, tỷ lệ đó có thể thay đổi trong 6 tháng tiếp theo. Trẻ bú sữa mẹ có thể tăng cân và phát triển chậm hơn so với trẻ bú sữa công thức khi được 6 tháng đến 1 tuổi.

  • Tình trạng sức khỏe

Các vấn đề sức khỏe có thể khiến trẻ tăng cân chậm hơn. Ví dụ, những đứa trẻ bị tim bẩm sinh có thể tăng cân với tốc độ chậm hơn so với những đứa trẻ không mắc bệnh này. Các vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến sự hấp thụ hoặc tiêu hóa chất dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến tốc độ tăng cân của trẻ, chẳng hạn như bệnh celiac...

  • Sinh non

Trẻ sinh non có thể phát triển và tăng cân chậm hơn trong năm đầu tiên so với trẻ sinh đủ tháng. Tuy nhiên, nhiều trẻ sinh non tăng cân nhanh chóng và “bắt kịp” cân nặng khi tròn một tuổi.

Tổng kết, biểu đồ cân nặng trung bình sẽ giúp bạn theo dõi sự phát triển thể chất của em bé bằng cách so sánh cân nặng với cân nặng của những trẻ khác cùng độ tuổi và giới tính. Tuy nhiên, bác sĩ thường tìm kiếm sự tăng trưởng ổn định, thay vì phần trăm mục tiêu khi đánh giá sự phát triển thể chất của em bé. Ngay cả khi cân nặng của trẻ ở phần trăm thấp hơn thì cũng không thể khẳng định trẻ chậm phát triển hay suy dinh dưỡng.

Bổ sung vitamin sẽ giúp bé tăng trưởng và phát triển bình thường. Để bổ sung vitamin đúng cách cho bé, hãy liên hệ với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935 18 3939/ 024 3633 5678 để được tư vấn chế độ ăn chay khoa học bởi các chuyên gia đầu ngành.

Hoàng Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Medical News Today
Bình luận
Tin mới
  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

Xem thêm