Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Trứng ngon bổ nhưng trẻ nên ăn bao nhiêu quả trứng mỗi ngày là đủ

Trứng chứa protein, chất béo lành mạnh và nhiều chất dinh dưỡng khác tốt cho chế độ ăn của trẻ em. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ thắc mắc liệu có giới hạn về số lượng trứng trẻ nên ăn mỗi ngày hay không.

Anh Sỹ L. (Cầu Diễn, Hà Nội) gửi câu hỏi về tòa soạn báo Sức khỏe&Đời sống với thắc mắc rằng con gái anh khá lười ăn và chỉ thích ăn trứng. Bé thường xuyên ăn cơm với trứng và có ngày ăn tới 4 quả trứng. Như vậy có tốt không và có nguy cơ thừa chất hay không?

Cùng tham khảo bài viết dưới đây để cha mẹ biết cách cân đối nguồn dinh dưỡng hàng ngày giúp trẻ phát triển tốt nhất.

1. Giá trị dinh dưỡng của trứng

Trứng là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng đặc biệt cao. Trong trứng có đủ chất đạm, chất béo, vitamin, chất khoáng, các men... Trứng có giá thành rẻ, dễ mua, dễ chế biến và các món từ trứng thường được nhiều trẻ em ưa chuộng. Trứng cũng cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng cho chế độ ăn của trẻ.

Trứng ngon bổ nhưng nên cho bé ăn bao nhiêu quả trứng mỗi ngày? - Ảnh 2.

Trứng cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng cho chế độ ăn của trẻ.

ThS.BS. Trần Thị Minh Nguyệt - Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, thành phần dinh dưỡng cụ thể có chứa trong 100g trứng ăn vào như sau:

- Với trứng gà: 166 Kcal, 14,8g protein, 11,6g lipid, 0,5g glucid, 55mg canxi, 2,7mg sắt, 470 mg cholesterol.

- Với trứng vịt: 184 Kcal, 13g protein, 14,2g lipid, 1g glucid, 71mg canxi, 3,2mg sắt, 844mg cholesterol.

Ngoài các chất dinh dưỡng trên, trứng gà còn có chứa chất béo lecithin, là nguồn chất béo tham gia vào thành phần tế bào và dịch thể của các tổ chức, đặc biệt là não bộ. Ngoài ra, chất này còn điều hòa lượng cholesterol có trong máu, hạn chế quá trình tổng hợp cũng như bài tiết cholesterol ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, lòng đỏ trứng còn chứa các vitamin và chất khoáng như B1, B6, A, D, K và kẽm, đồng, mangan, i-ốt,...

2. Trẻ em nên ăn bao nhiêu trứng mỗi ngày là đủ?

Theo ThS.BS. Trần Thị Minh Nguyệt, với nguồn dưỡng chất đa dạng như trên, trứng là một loại thực phẩm cần thiết và cân đối dinh dưỡng cho cơ thể, phù hợp với nhiều đối tượng, kể cả trẻ em và người cao tuổi.

Trứng nên được đưa vào thực đơn hàng ngày của trẻ em từ 7 tháng tuổi trở lên vì những lý do sau đây:

Trứng được xếp vào nhóm thực phẩm protein

Cùng với hải sản, thịt gà, thực phẩm từ đậu nành, quả hạch, hạt và thịt đỏ. Theo hướng dẫn dinh dưỡng, trẻ em từ 9-13 tuổi nên nhận được lượng tương đương từ khoảng 150g từ nhóm thực phẩm này mỗi ngày, trong khi trẻ nhỏ hơn có thể chỉ cần lượng khoảng 100-120g. Một quả trứng được tính khoảng 30g trong nhóm thực phẩm protein.

Vì vậy, nếu bé đã ăn một quả trứng vào bữa sáng, hãy chọn một loại protein khác vào bữa trưa và bữa tối. Điều này không chỉ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng mà còn đa dạng về kết cấu và hương vị.

Trứng ngon bổ nhưng nên cho bé ăn bao nhiêu quả trứng mỗi ngày? - Ảnh 4.

Trứng ngon bổ nhưng cũng không nên cho trẻ ăn quá nhiều trứng mỗi ngày.

Trứng là một nguồn choline tốt

Theo TS. BS Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, trứng rất tốt cho trẻ em.

Trẻ em có thể ăn 1 - 2 quả trứng mỗi ngày. Trứng cũng là một nguồn cung cấp choline dồi dào. Choline là một chất dinh dưỡng thiết yếu hỗ trợ phát triển nhận thức. Một quả trứng luộc lớn có khoảng 147mg choline. Lượng khuyến nghị cho trẻ em là:

  • 150mg mỗi ngày từ 7 tháng đến 1 tuổi

  • 200mg mỗi ngày từ 1-3 tuổi

  • 250mg mỗi ngày từ 4-8 tuổi

  • 375mg mỗi ngày từ 9-13 tuổi

  • 550mg mỗi ngày từ 14-18 tuổi

Vì vậy, 1-2 quả trứng mỗi ngày sẽ đáp ứng nhu cầu choline cho trẻ nhỏ. Trẻ lớn hơn và thanh thiếu niên sẽ cần nhận phần còn lại của lượng choline từ nhiều trứng hơn hoặc các nguồn choline khác, chẳng hạn như thịt, gia cầm, cá, các sản phẩm từ sữa, hạt, quả hạch và ngũ cốc nguyên hạt.

Trứng chứa lutein và zeaxanthin

Đây là những chất dinh dưỡng quan trọng thúc đẩy sức khỏe của mắt. Những vitamin này là carotenoids (sắc tố vàng và đỏ) và được tìm thấy trong trứng cũng như nhiều loại rau quả có màu vàng và cam. Một quả trứng luộc chín chứa 353mcg lutein và zeaxanthin.

3. Đảm bảo an toàn thực phẩm khi cho trẻ ăn trứng

Để đảm bảo an toàn khi chế biến và chuẩn bị, nên bảo quản trứng trong tủ lạnh. Không nên cho trẻ ăn trứng gà sống hay hòa tan trứng sống trong cháo nóng, canh nóng mà nên luộc hoặc nấu chín, khuấy kỹ trên bếp khi nấu cháo, bột, canh để phòng nhiễm khuẩn... Khi nấu trứng nên làm chín cho đến khi lòng đỏ cứng lại và đảm bảo rằng mọi thực phẩm chế biến từ trứng đều được nấu chín kỹ.

Với thực đơn của trẻ, nên thêm canxi vào trứng bác và trứng tráng bằng cách kết hợp sữa và/hoặc pho mai để món ăn thêm hấp dẫn. Cũng có thể cho thêm rau xắt nhỏ để tăng hàm lượng chất xơ và vitamin trong các món ăn từ trứng.

Trứng ngon bổ nhưng nên cho bé ăn bao nhiêu quả trứng mỗi ngày? - Ảnh 5.

Nên thêm các loại rau xanh vào món trứng để bổ sung chất xơ cho trẻ.

Một số phụ huynh có thể lo lắng về hàm lượng cholesterol trong trứng. Nhưng miễn là trẻ không lạm dụng cholesterol và chất béo bão hòa từ các nguồn protein khác và ăn đa dạng nhiều loại thức ăn mỗi ngày, trẻ lớn có thể ăn trứng mỗi ngày nếu muốn.

Nên tùy theo độ tuổi mà cho trẻ ăn trứng với số lượng khác nhau:

  • Trẻ 6-7 tháng tuổi: chỉ nên ăn 1/2 lòng đỏ trứng gà/bữa, ăn 2-3 lần/tuần.

  • Trẻ 8-12 tháng tuổi: ăn 1 lòng đỏ/bữa, ăn 3-4 bữa trong 1 tuần.

  • Trẻ 1-2 tuổi: nên ăn 3-4 quả trứng/tuần, ăn cả lòng trắng.

  • Trẻ từ 2 tuổi trở lên nếu bé thích trứng có thể cho ăn 1 quả trứng gà/ngày.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 5 mẹo chế biến trứng tốt cho sức khỏe.

Theo Sức khỏe & Đời sống
Từ khóa:
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm