Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét là một tổn thương khu trú tại niêm mạc của đường tiêu hóa. Loét dạ dày tá tràng là những vết loét phát triển trong dạ dày hoặc tá tràng. Nếu không được điều trị có thể dẫn tới nhiều biến chứng. Vậy biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là gì, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Chảy máu dạ dày – tá tràng

Khi vết loét ăn mòn các cơ của thành dạ dày hoặc tá tràng, các mạch máu cũng có thể bị tổn thương, gây chảy máu. Nếu các mạch máu bị ảnh hưởng nhỏ, máu có thể từ từ thấm vào đường tiêu hóa. Nếu mạch máu bị tổn thương lớn thì chảy máu rất nguy hiểm và cần can thiệp y tế ngay lập tức. 

Các triệu chứng chảy máu bao gồm cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt khi đứng, nôn ra máu hoặc ngất xỉu. Phân có thể trở thành màu đen như hắc ín do máu. Hầu hết vết chảy máu có thể điều trị nội soi bằng cách xác định vị trí vết loét và đốt mạch máu hoặc tiêm vào mạch máu để cầm máu. Nếu điều trị nội soi không thành công, phẫu thuật có thể được yêu cầu.

Thủng dạ dày – tá tràng

Thủng dạ dày tá tràng bệnh cấp cứu ngoại khoa - Benh.vn

 

Khi loét ăn thủng một lỗ trên thành dạ dày hoặc tá tràng, vi khuẩn và thức ăn có thể tràn qua lỗ vào khoang bụng (phúc mạc), gây viêm phúc mạc, viêm khoang và thành bụng. Các triệu chứng của loét thủng bao gồm đau đột ngột, dữ dội. Thủng phúc mạc cần phải nhập viện ngay lập tức và phải phẫu thuật cấp cứu.

Đọc thêm thông tin tại: Người bị loét dạ dày nên ăn uống thế nào?

Thu hẹp và tắc nghẽn

Nếu các vết loét nằm ở cuối dạ dày - tá tràng thì có thể gây sưng tấy và để lại sẹo. Những vết loét này có thể thu hẹp hoặc bít tắc ruột và có thể ngăn thức ăn vào ruột non. Kết quả là bạn có thể nôn ra những thứ trong dạ dày. Có thể thực hiện nong bóng qua nội soi để mở một lối đi qua vị trí bị thu hẹp. Nếu nong bóng không giải quyết được vấn đề thì có thể cần phải phẫu thuật.

Nguyên nhân

Loét hình thành khi lớp lót bảo vệ của dạ dày hoặc tá tràng (được gọi là niêm mạc và lớp dưới niêm mạc) bị bào mòn. Những vết loét nhỏ có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, nhưng những vết loét lớn có thể gây chảy máu nghiêm trọng. Hầu hết các vết loét xảy ra ở niêm mạc dạ dày tá tràng. Nếu vết loét ăn mòn quá mức thì có thể gây thủng niêm mạc ruột.

Mọi người luôn tin rằng loét dạ dày là do thức ăn cay hoặc căng thẳng, nhưng thực tế là nhiễm một loại vi khuẩn có tên là Helicobacter pylori hoặc sử dụng NSAID (thuốc kháng viêm không steroid), thuốc viêm như ibuprofen. Loét do NSAID gây ra có liên quan đến tăng nguy cơ biến chứng. Hầu hết các vết loét có thể được điều trị bằng thuốc, bao gồm cả thuốc kháng sinh. Nhưng phẫu thuật có thể cần thiết trong một số trường hợp. 

Có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học sẽ giúp bạn có sức khỏe tốt hơn. Tham khảo dịch vụ khám, tư vấn dinh dưỡng tại Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam. Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935 18 3939/ 024 3633 5678

Trần Thị Thu Hoài - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Verywellhealth
Bình luận
Tin mới
  • 27/07/2024

    Chế độ ăn dặm tự chỉ huy có tốt hơn ăn dặm truyền thống?

    Chế độ ăn dặm tự chỉ huy (baby-led weaning) ngày càng phổ biến, nhưng chưa có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy phương pháp này ưu việt hơn ăn dặm truyền thông về mặt dinh dưỡng.

  • 27/07/2024

    Mẹo giúp trẻ vượt qua cơn đau khi mọc răng

    Trẻ mọc răng thường xuất hiện một số dấu hiệu như ngứa lợi, quấy khóc, sốt… Cha mẹ quan sát và biết cách giảm đau cho trẻ lúc mọc răng để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

  • 27/07/2024

    Ảo giác và chóng mặt trong bệnh đa xơ cứng

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh miễn dịch mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số người có thể bị ảo giác, choáng váng hoặc chóng mặt.

  • 27/07/2024

    9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

    Trẻ nhỏ có làn da rất mềm mại và mỏng manh. Vì vậy, các bé có thể gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý về da. Cùng tham khảo một vài gợi ý cũng như lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của em bé nhà bạn.

  • 26/07/2024

    Hiện tượng co giật cơ có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu chất

    Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • 26/07/2024

    Cách làm màu thực phẩm tự nhiên

    Màu thực phẩm tự nhiên là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào công thức nấu ăn bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã có sẵn trong tủ đựng thức ăn, giá đựng gia vị hoặc rau củ trong nhà. Màu thực phẩm tự nhiên được coi là sự thay thế lành mạnh hơn cho màu thực phẩm nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và không chứa các hóa chất độc hại mà màu nhân tạo có thể có.

  • 26/07/2024

    6 bài tập cải thiện cơ bắp toàn thân không cần dụng cụ

    Sử dụng chính trọng lượng cơ thể mình, bạn có thể rèn luyện cơ bắp toàn thân với 6 bài tập thể dục không cần có thêm dụng cụ hỗ trợ.

  • 26/07/2024

    Tổng kết Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà"

    Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà" do Trung tâm Đào tạo Y học ứng dụng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Vesta-B Việt Nam tổ chức từ ngày 12 - 13/6/ đã kết thúc tốt đẹp

Xem thêm