Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

9 sai lầm mắc phải khi ngủ trưa

Một giấc ngủ trưa ngắn có thể khiến bạn cảm thấy sảng khoái và sẵn sàng làm các công việc tiếp theo trong ngày. Tuy nhiên, nếu ngủ trưa sai cách, nó có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như hiệu quả làm việc của bạn. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 9 sai lầm thường mắc phải khi ngủ trưa.

Trên thực tế một giấc ngủ ngắn dễ chịu có thể thúc đẩy nhiều lĩnh vực nhận thức, bao gồm: khả năng tự điều chỉnh, chức năng điều hành, kiểm soát nhận thức, trí nhớ, sự chú ý và hiệu suất vận động. Nhưng để có được các lợi ích này, bạn cần phải ngủ trưa đúng cách. Vì một số thói quen ngủ trưa có thể có tác dụng ngược lại, làm cạn kiệt năng lượng của bạn (có thể phá hoại giấc ngủ ban đêm của bạn). Sau đây là lời khuyên của các chuyên gia về những sai lầm cần tránh khi ngủ trưa.

Ngủ quá muộn (vào chiều tối)

Giấc ngủ vào cuối ngày làm việc có thể làm bạn mất ngủ vào ban đêm, hay được coi là “bạn đã đánh cắp” một số giấc ngủ sâu từ giấc ngủ ban đêm của mình. Vì vậy, bạn nên bỏ đi các giấc ngủ này để có thể dễ dàng chìm vào giấc mơ và chợp mắt trong thời gian ngắn hơn vào ban đêm.

Đọc thêm bài viết: Những loại đồ uống khiến bạn dễ ngủ và mất ngủ

Ngủ trưa quá lâu (hoặc không đủ lâu)

Khi ngủ, bạn trải qua các giai đoạn khác nhau của giấc ngủ. Nếu chợp mắt lâu hơn 20 hoặc 30 phút, rất có thể bạn sẽ chuyển sang giai đoạn sóng chậm. Nhưng thức dậy sau giấc ngủ sóng chậm có thể khiến bạn cảm thấy lảo đảo. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), bạn không chỉ cảm thấy mất phương hướng tạm thời mà còn bị suy giảm hiệu suất nhận thức, bao gồm thời gian phản ứng chậm chạp, trí nhớ ngắn hạn kém hơn và tốc độ học tập chậm hơn.

Mặc dù quán tính giấc ngủ sẽ qua đi, nó thường kéo dài từ 30 - 60 phút nhưng nó vẫn có thể khiến các công việc hàng ngày (như làm việc hoặc chăm sóc con cái) trở nên khá khó khăn. Theo CDC, nếu bạn thấy mình đang phải chiến đấu với cơn buồn ngủ theo quán tính sau khi chợp mắt thì hãy thử phơi mình dưới ánh sáng chói và rửa mặt. Điều này có thể giúp tăng cường sự tỉnh táo.

Ngủ trưa để thay thế cho giấc ngủ bình thường

Đôi khi, bạn có thể thấy mình cần một giấc ngủ ban ngày khi không ngủ ngon vào đêm hôm trước. Mặc dù thay thế một giấc ngủ ngắn cho giấc ngủ ban đêm là một chiến lược hợp lý, nhưng những giấc ngủ ngắn vẫn không mang lại sức sống như một giấc ngủ trọn vẹn vào đêm. Bạn không thể bù đắp cho giấc ngủ chính bằng một giấc ngủ ngắn.

Không tạo ra một môi trường ngủ trưa lý tưởng

Nếu bạn đang ngủ mà có tiếng còi ô tô bên ngoài cửa sổ thì việc chợp mắt có thể sẽ khó khăn. Điều này khá rõ ràng, gián đoạn giấc ngủ do tiếng ồn hoặc sự khó chịu sẽ không giúp ích gì cho bạn trong khi ngủ trưa.

Điều quan trọng là đảm bảo bạn cảm thấy an toàn trong không gian ngủ trưa của mình. Thật khó để thư giãn khi bạn không cảm thấy an toàn. Ví dụ, nếu bạn ngủ quên trên ghế đá công viên, bạn có lo lắng về việc ví của mình bị đánh cắp không? Lo lắng rằng bạn có thể bị một quả bóng đi lạc đập vào đầu?

Không đặt báo thức

Tất cả chúng ta đều có những nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta cần phải quan tâm trong ngày. Đôi khi, nỗi sợ ngủ trưa quá lâu và lỡ cuộc họp giữa trưa hoặc đến muộn để đi chung xe buổi chiều với mấy bạn nhỏ có thể khiến bạn không thể chợp mắt thành công. Thật vậy, khi lo lắng về việc ngủ quá muộn, bạn có thể quá mệt mỏi để chợp mắt.

Không thể giữ một lịch trình ngủ trưa nhất quán

Nếu bạn cố gắng chợp mắt một cách ngẫu nhiên trong ngày mà không có lịch trình nhất quán, cơ thể bạn sẽ không thực sự nhận ra đây là thời điểm nên đi ngủ. Đó là bởi vì con người là sinh vật của thói quen. Cơ thể chúng ta khao khát sự nhất quán và phát triển với lịch trình ổn định. Ví dụ, nếu bạn chạy bộ vào lúc 8 giờ sáng hàng ngày, cơ thể bạn sẽ sẵn sàng để sử dụng năng lượng vào thời điểm đó. Thường xuyên ăn trưa vào buổi trưa, cơ thể bạn sẽ bắt đầu gửi tín hiệu đói vào giữa trưa vì nó được lập trình để nhận thức ăn vào thời điểm đó.

Ngủ trưa cũng vậy, việc ngủ trưa theo một lịch trình nhất quán sẽ tạo ra thông tin cho bộ não của bạn để có thể chuẩn bị cho bạn thành công trong việc đi vào giấc ngủ.

Đọc thêm bài viết: Giảm mệt mỏi, mất ngủ nhờ thay đổi lối sống khoa học hơn

Ngủ trưa sau bữa ăn no

Tất cả chúng ta đều cảm thấy buồn ngủ sau một bữa ăn thịnh soạn, nhưng việc nằm xuống sau bữa trưa thịnh soạn có thể hạn chế khả năng chợp mắt của bạn. Những thực phẩm giàu chất béo, carbs hoặc đường sẽ khó tiêu hóa hơn và khiến bạn khó ngủ ngon giấc hơn.

Điều này có thể đặc biệt khó khăn đối với những người bị bệnh trào ngược acid. Với tư thế nằm mà dạ dày và cổ họng ngang bằng nhau, acid dạ dày và dịch tiêu hóa có thể dễ dàng trào ngược lên ống dẫn thức ăn. Trào ngược có thể dẫn đến chứng ợ nóng và điều này có thể cản trở kế hoạch ngủ trưa của bạn. Ngoài ra, các loại thực phẩm khác như những loại có chứa caffein cũng sẽ làm giảm khả năng ngủ gật của bạn.

Ngủ trưa khi bị mất ngủ

Được đặc trưng như một rối loạn giấc ngủ, chứng mất ngủ liên quan đến việc khó ngủ (hoặc duy trì) giấc ngủ vào ban đêm. Mặc dù ngủ trưa có thể là một thói quen lành mạnh đối với nhiều người, nhưng nó có thể gây hại cho một số người mắc chứng mất ngủ. Chợp mắt vào ban ngày thực sự có thể làm tăng thêm chu kỳ tai hại của việc thức khuya.

Sử dụng caffein trước khi ngủ

Một số người nghĩ rằng, sử dụng caffein trước khi ngủ trưa sẽ giúp họ cảm thấy tính táo hơn. Theo nghiên cứu, caffein có thời gian bán hủy lên đến 5 giờ, có nghĩa là khi bạn uống nó vào cuối ngày, nó có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Tháng 11 năm 2013, theo Tạp chí Journal of Clinical Sleep Medicine, tiêu thụ caffein 6 giờ trước khi đi ngủ sẽ giảm thời gian ngủ hơn một giờ.

Chúng tôi mong rằng bài viết này đã cung cấp thông tin quan trọng về sức khỏe dành cho bạn. Nhằm đáp ứng nhu cầu của các khách hàng trong việc chăm sóc sức khỏe, Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ với cam kết hỗ trợ phát triển sức khỏe và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân, tư vấn dinh dưỡng cho tất cả các đối tượng… Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0935.18.39.39  hoặc 0243.633.5678 để nhận tư vấn chi tiết.

BS Hồ Mai Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Livestrong
Bình luận
Tin mới
  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

Xem thêm