Phòng ngừa béo phì ở trẻ cần thay đổi từ chế độ ăn, tập luyện đến sinh hoạt.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Mỹ khuyến cáo, trẻ em và thanh thiếu niên bị béo phì có nguy cơ cao mắc hen suyễn, đái tháo đường type 2, bệnh tim và nhiều bệnh mạn tính khác.
Để trẻ phát triển khỏe mạnh với trọng lượng lý tưởng, các bậc phụ huynh thường chỉ tập trung vào chế độ ăn và tập luyện của trẻ. Trong khi đó, những thói quen nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày cũng có tác động không nhỏ tới sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của con.
Mùa hè sắp kết thúc, để tạo động lực cho trẻ quay trở lại trường với sức khỏe tốt, cha mẹ có thể áp dụng một vài gợi ý sau đây từ CDC Mỹ:
Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc
Trẻ nhỏ, trẻ ở tuổi vị thành niên đều cần ngủ nhiều hơn người trưởng thành. Thiếu ngủ không chỉ khiến năng suất học tập suy giảm, mà còn có mối liên hệ mật thiết với bệnh béo phì ở trẻ.
Nguyên nhân là khi ngủ không đủ giấc, con người sẽ ăn nhiều và lười vận động hơn. Cha mẹ cần giúp con sắp xếp thời gian biểu khoa học, sao cho trẻ ngủ tối thiểu 9 tiếng/ngày.
Hạn chế thời gian "ôm" điện thoại, TV
Không nên để trẻ dành quá nhiều thời gian "dán mắt" vào thiết bị điện tử.
Trẻ dành quá nhiều thời gian cho các thiết bị màn hình không chỉ có giấc ngủ kém, mà còn dễ tăng cân.
Điểm số và sức khỏe tinh thần của trẻ cũng sụt giảm đáng kể. Cha mẹ nên có chiến lược giúp trẻ hạn chế tiếp xúc với điện thoại, máy tính, TV quá lâu. Thời gian rảnh nên được dùng cho các sở thích cá nhân, hoạt động gia đình, để ngủ đủ giấc hoặc tập thể dục.
Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh
Ngay từ sớm, trẻ ở tuổi học đường cần có những thói quen ăn uống lành mạnh. Đây là nền tảng cho sức khỏe của trẻ sau này.
Các bậc phụ huynh nên cho trẻ ăn nhiều rau củ quả và ngũ cốc nguyên hạt; Ưu tiên ăn thịt nạc, thịt gia cầm, cá và hạt họ đậu để bổ sung protein. Chế độ ăn không thể thiếu sữa và các chế phẩm từ sữa ít béo. Nên cho trẻ uống nhiều nước thay vì lạm dụng nước ngọt, đồ uống chứa nhiều đường.
Hàng ngày, cha mẹ nên khuyến khích con ăn sáng, ăn trưa lành mạnh dù là ở nhà hay ở trường. Làm gương cho trẻ là biện pháp tốt nhất để con tuân thủ và giữ những thói quen tốt lâu dài.
Hạn chế đồ ăn vặt nhiều muối - đường - chất béo
Thay thế đồ ăn nhanh, bánh kẹo ngọt bằng những thực phẩm lành mạnh như trái cây.
Ở tuổi ăn tuổi lớn, cha mẹ không nên cấm cản trẻ thưởng thức các món ăn nhẹ hàng ngày.
Tuy nhiên, cần hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm chứa lượng chất béo bão hòa, đường phụ gia và muối quá cao.
Đây là 3 thành phần có hại cho sức khỏe, dễ gây ra các bệnh mạn tính như béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
Thay vào đó, bữa ăn nhẹ lành mạnh cho trẻ có thể là: Một quả táo hoặc chuối; Quả mọng ăn cùng sữa chua không đường.
Giúp con có thói quen vận động đều đặn
Không chỉ là biện pháp giải trí lành mạnh, vận động đều đặn còn giúp trẻ có hệ cơ và xương khỏe mạnh; Góp phần giảm huyết áp; Giảm nguy cơ trầm cảm; Duy trì cân nặng và giảm tỷ lệ mỡ.
Ngoài ra, với trẻ ở tuổi học đường, tập thể dục còn giúp cải thiện khả năng tập trung và ghi nhớ.
Theo khuyến cáo, trẻ từ 6 đến 17 tuổi nên vận động ít nhất 60 phút/ngày. Lựa chọn gồm các môn aerobic giúp làm tăng nhịp tim; Chạy nhảy giúp tăng mật độ xương; Hay leo trèo, chống đẩy giúp tăng sức cơ.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cách ăn uống giúp kiểm soát cân nặng ở trẻ béo phì.
Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, và tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này, nên bổ sung vitamin K dưới dạng K1 hay K2 cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.
Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.
Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.
Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.
Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.
Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.