Theo cổng thông tin tiêm chủng COVID-19, tính đến hết ngày 24/10/2021 đã có hơn 74 triệu liều vaccine được tiêm trên khắp cả nước, trong đó, nhiều tỉnh thành đã và đang chịu ảnh hưởng nặng nề của virus có tỉ lệ tiêm chủng dẫn đầu cả nước, từng bước hình thành miễn dịch cộng đồng, đưa cuộc sống dần mở lại trong trạng thái "bình thường mới". Tuy nhiên, vaccine COVID-19 không bảo vệ tuyệt đối, nhất là khả năng bảo vệ cơ thể không mang mầm bệnh.
Điều này có nghĩa là khi đã tiêm vaccine, chúng ta có thể không mắc COVID-19, nhưng vẫn có khả năng trở thành người mang virus và lây bệnh cho người khác. Sau tiêm mũi 1 phải ít nhất 14 ngày sau mới bước đầu có tác dụng và mức bảo vệ sau tiêm mũi 1 chỉ đạt ở mức bảo vệ rất thấp. Sau tiêm mũi thứ 2 từ 1 tháng trở ra thì vaccine mới đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu và hiệu quả này cũng chỉ đạt ở mức khoảng 60%-90% tùy theo loại vaccine.
Do đó, kể cả sau khi tiêm chủng đầy đủ vaccine phòng dịch, người dân cũng không nên chủ quan khi dịch bệnh vẫn đang hiện hữu và có nguy cơ lây lan bất cứ thời điểm nào. Cần bảo vệ cơ thể bằng cách tuân thủ các quy định an toàn phòng dịch, bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết giúp tăng sức đề kháng mỗi ngày.
Ngủ đủ giấc
Dựa trên nghiên cứu mối quan hệ giữa giấc ngủ và hệ miễn dịch được đăng tải trên Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ, cho thấy một giấc ngủ đủ và đúng theo nhịp sinh học có liên quan mật thiết đến việc hỗ trợ nâng cao đề kháng miễn dịch cho cơ thể.
Chế độ ăn uống hợp lý
Chế độ dinh dưỡng là thứ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch của cơ thể, một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng dưỡng chất sẽ giúp bổ sung khoáng chất, vitamin, acid amin cần thiết để có một cơ thể khỏe mạnh, củng cố hàng rào đề kháng của cơ thể. Nên bổ sung các loại rau xanh, trái cây tươi chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường chất xơ và nâng cao sức đề kháng.
Ngoài ra, nên hạn chế các món ăn cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ cũng như các loại đồ uống chứa cồn hoặc các chất kích thích giúp hạn chế quá tải chức năng thanh lọc của gan, giảm độc tố tích tụ trong cơ thể, góp phần giúp bảo vệ sức khỏe từ bên trong.
Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống
Giữ vệ sinh cơ thể, làm sạch môi trường sống xung quanh là một trong những cách hữu hiệu giúp hỗ trợ đề kháng bởi một môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát giúp ngừa vi khuẩn, tinh thần thư thái, hạn chế stress, từ đó hỗ trợ tăng cường sức đề kháng.
Thường xuyên rửa tay sau khi tiếp xúc bề mặt ở nơi công cộng hoặc sau khi chế biến thực phẩm tươi sống, hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng để hạn chế vi khuẩn, virus xâm nhập và hệ hô hấp. Song song với đó, tìm và xử lý những nơi có nguy cơ ẩn chứa nhiều vi khuẩn trong nhà, tăng thông gió trong không gian sống cách mở cửa sổ, dùng quạt hút mùi hay quạt thông gió giúp củng cố hàng rào bảo vệ trước những tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài.
Duy trì thói quen tập luyện, vận động cơ thể
Khoa học chứng minh việc thường xuyên tập thể dục giúp các chất xấu được bài tiết ra ngoài cơ thể thông qua tuyến mồ hôi đồng thời thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Trong thời kỳ "bình thường mới", khi dịch bệnh vẫn còn hiện hữu ngoài cộng đồng, có thể tìm đến những phương pháp tập luyện tại nhà đơn giản theo các video hướng dẫn trên mạng vừa giúp cơ thể khỏe mạnh vừa hạn chế tập trung đông người như khi tập luyện ở công viên hay phòng tập đông đúc.
Bổ sung vitamin C từ thảo dược
Vitamin C là một chất quan trọng giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng. Trong thời kỳ đỉnh dịch vừa qua, việc bổ sung vitamin C mỗi ngày đã trở thành thói quen của rất nhiều người. Trong thời điểm hiện tại, để phòng chống dịch bệnh, hãy tiếp tục duy trì thói quen này để bảo vệ cơ thể từ bên trong. Để duy trì việc cung cấp vitamin C đều đặn, hạn chế tác dụng phụ như khi dùng vitamin C liều cao trong thời gian dài, hãy bổ sung hàm lượng vitamin C tiêu chuẩn mỗi ngày cho cơ thể (khoảng 65-90mg/ngày), tránh dùng liều lượng lớn khiến cơ thể không hấp thu kịp dẫn tới những ảnh hưởng không đáng có.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Loại quả giàu vitamin C tăng đề kháng cơ thể.
Nếu thỉnh thoảng bạn gặp vấn đề về cương dương thì bạn không cần phải điều trị, tuy nhiên nếu các vấn đề xảy ra thường xuyên hơn, bạn có thể bị rối loạn cương dương. Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các nguyên nhân của tình trạng này.
Các hành vi tiêu cực và chống đối xã hội có thể được quản lý, nhưng nếu không được can thiệp kịp thời, nó có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn ở tuổi trưởng thành.
“Xiên bẩn”- món quà vặt không còn xa lạ với nhiều người, nhất là trẻ em. Với mức giá chỉ từ 2.000 đồng/xiên nhưng tiềm ẩn đầy nguy cơ có hại cho sức khỏe. Từ lâu, câu chuyện quà vặt ở cổng trường không thể xem là… chuyện nhỏ.
Ngộ độc thực phẩm do nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng là một trong những ngộ độc có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được bù dịch đúng cách và điều trị kịp thời.
Sức khỏe tinh thần của trẻ em trong mùa thi là một vấn đề đáng quan tâm hàng đầu, đặc biệt khi căng thẳng và áp lực học tập ngày càng gia tăng. Bài viết này sẽ đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân gây căng thẳng cho trẻ, biểu hiện của stress và các phương pháp giúp trẻ giảm căng thẳng, thư giãn tinh thần để đạt kết quả tốt nhất trong mùa thi.
Một làn da căng mịn, ít nếp nhăn hoàn toàn có thể đạt được nếu bạn chăm sóc đúng cách và kiên trì...
Phình đại tràng do nhiễm độc là một bệnh lý hiếm gặp nhưng lại là một bệnh nguy hiểm. Bạn có thể mắc bệnh này nếu bạn bị viêm đại tràng nghiêm trọng và cần tích cực điều tri sớm để tránh các chất độc bắt đầu rò rỉ vào máu của bạn và gây nguy hiểm. Cùng tìm hiểu về chứng bệnh này qua bài viết sau đây!
Nám da là tình trạng da liễu phổ biến, đặc biệt ở phụ nữ. Nám da gây ra các mảng da sẫm màu, thường xuất hiện ở mặt, trán... Có thể điều trị nám hết hẳn hay không còn tùy vào tình trạng nám khác nhau cũng như phương pháp điều trị.