Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những vitamin cần thiết cho người bệnh mắc COVID-19

Dinh dưỡng miễn dịch là một lĩnh vực nổi bật gần đây và đang được giới y học đặc biệt quan tâm vì tiềm năng ứng dụng rất lớn của nó trong phòng chống bệnh nhiễm trùng, nhất là trong đại dịch COVID-19 hiện nay.

Tình trạng nhiễm trùng sẽ gây ra tiêu hao năng lượng và các chất dinh dưỡng, chán ăn và giảm ăn sẽ gây thiếu đa chất, trong đó có các chất dinh dưỡng miễn dịch. Bệnh nhân COVID-19 nặng thường bị thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng. Những vi chất dinh dưỡng này đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các tế bào và mô của hệ thống miễn dịch. Sự thiếu hụt hoặc tình trạng dưới mức tối ưu các vi chất dinh dưỡng này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng miễn dịch và có thể làm giảm sức đề kháng đối với các bệnh nhiễm trùng. Hiện nay trong phác đồ điều trị COVID-19 của Bộ Y Tế Việt Nam được ghi chung là đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ Calo và các vitamin thiết yếu cho các người bệnh. Các chất dinh dưỡng miễn dịch cần thiết có vai trò tăng cường chức năng của hệ miễn dịch được phát hiện thiếu hụt trong bệnh COVID như magie, vitamin C, D, A, B1, PP…đặc biệt là kẽm cần được quan tâm hàng đầu.

Kẽm

Kẽm tham gia vào hoạt động của trên 300 enzyme, bao gồm các enzyme tổng hợp protein, giúp tổng hợp tế bào bao gồm các tế bào miễn dịch, tổng hợp kháng thể, chống viêm, chống dị ứng, chống oxy hóa, hạn chế tổn thương mô trong bệnh viêm phổi và giảm nguy cơ nhiễm trùng huyết. Ion kẽm ức chế sự phát triển coronavirus. Thiếu kẽm làm suy giảm miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp. Những người thiếu kẽm, đặc biệt là người già, người béo phì, tiểu đường, cao huyết áp, trẻ em suy dinh dưỡng, người nuôi ăn ngoài đường tiêu hóa không đầy đủ. Người mắc COVID-19 càng trầm trọng càng gây mất kẽm.

Canxi

Lượng canxi là yếu tố quan trọng phối hợp với tác dụng sinh học của vitamin D.  Đủ canxi là yếu tố cần thiết để duy trì nồng độ 25 (OH) D trong phạm vi tối ưu để tạo điều kiện duy trì các lợi ích điều hòa miễn dịch của vitamin D. Người thiếu canxi và vitamin D hay mắc các bệnh truyền nhiễm mạn tính, rối loạn chuyển hóa, viêm nhiễm, bệnh tự miễn. Canxi thấp sẽ làm trầm trọng thêm hậu quả của việc thiếu vitamin D

Magie

Magie rất quan trọng để kích hoạt vitamin D và có vai trò bảo vệ chống lại stress oxy hóa. Thiếu magie làm tăng tính nhạy cảm của tế bào nội mô với stress oxy hóa, thúc đẩy rối loạn chức năng nội mô, giảm tiêu sợi huyết và tăng đông máu. Người mắc bệnh COVID có thể bị giảm Magie,  góp phần gây ra cơn bão cytokine trong bệnh nhiễm COVID.

Vitamin C

Vitamin C tham gia điều hoà miễn dịch, chống oxy hoá, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt khi sử dụng ở nồng độ cao. Nhu cầu vitamin C tăng lên khi người bệnh mắc COVID.

Vitamin D

Vitamin D giúp chống xơ hóa, chống viêm và điều hòa miễn dịch. Vitamin D rất quan trọng để giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp trên và đóng một vai trò trong sức khỏe biểu mô phổi.

Vitamin B1

Vitamin B1 là tiền chất của coenzyme, thiamine pyrophosphate thiết yếu cần thiết cho quá trình chuyển hóa glucose; nó cải thiện chức năng hệ thống miễn dịch, làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh. Vai trò của vitamin B1 đối với bệnh nhân nhiễm trùng nặng đã được đề cập trong nhiều nghiên cứu; tuy nhiên, vai trò của nó ở bệnh nhân COVID-19 vẫn chưa rõ ràng.

Vitamin PP

Vitamin PP có vai trò hết sức quan trọng tác động đến quá trình phân hủy và tổng hợp các chất như glucid, acid béo, acid amin, chuyển hóa cholesterol, giúp cho quá trình hô hấp tế bào. Khi bị thiếu hụt vitamin PP hoặc tiền chất của nó là axit amin thiết yếu tryptophan sẽ gây nên bệnh pellagra.

Acid béo omega-3

DHA và EPA, làm giảm các chất trung gian tiền viêm, do đó làm giảm xâm nhập bạch cầu trung tính ở phổi, tăng quá trình chết theo chương trình của đại thực bào và sau đó giảm sản xuất IL-6 ở phế quản-phế nang và kết quả là giảm viêm phổi, làm tăng khả năng thực bào của đại thực bào.

Về thực chất hệ thống miễn dịch cũng chính là các thành tố cấu tạo hợp nhất với cơ thể. Vì thế hệ thống miễn dịch cũng luôn cần năng lượng và các dưỡng chất để củng cố và duy trì các hoạt động đồng bộ với cơ thể. Điều đó cho thấy vai trò to lớn của dinh dưỡng ở mức tối ưu. Mặc dù dinh dưỡng không mang tính quyết định đối với sự lây lan của COVID nhưng tình trạng dinh dưỡng dưới mức tối ưu, đặc biệt là các chất dinh dưỡng miễn dịch sẽ tạo điều kiện cho cơ thể nhanh chóng tái tạo các cấu trúc mô bị tổn thương và hồi phục các chức năng do bệnh gây ra.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bệnh nhân mắc COVID ở Ấn Độ được khuyên ăn gì?

 

Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (tổng hợp) -
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

Xem thêm