Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh nhân mắc COVID ở Ấn Độ được khuyên ăn gì?

Dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng đối với cả bệnh nhân COVID-19 và những người đang trong quá trình hồi phục. Trong thời gian mắc COVID-19, cơ thể bị suy yếu trong nhiều ngày ngay cả khi đã khỏi các triệu chứng. Vì vậy, điều cần thiết là tiêu thụ đúng loại thực phẩm để cơ thể phục hồi nhanh chóng và hoàn toàn.

Bài viết này đề xuất một số mẹo về lựa chọn thực phẩm và chế độ ăn uống dựa trên nghiên cứu mới nhất, được áp dụng tại Ấn Độ hiện nay.

Hãy bắt đầu bằng việc đáp ứng 50% nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh và tiến tới 70% vào ngày thứ 3, tăng dần lên 100% vào thứ 7.

Nhu cầu năng lượng

  • Không béo phì: 25-30kcal / kg trọng lượng cơ thể thực tế
  • Thừa cân hoặc béo phì: 25-30kcal / kg trọng lượng cơ thể
  • Thiếu cân: 25-35kcal / kg trọng lượng cơ thể
  • Nhu cầu protein: 1-1,5g / kg trọng lượng cơ thể thực tế
  • Yêu cầu chất béo: 25-30% tổng lượng calo

Vitamin tổng hợp, khoáng chất và nguyên tố vi lượng

  • Vitamin D: 10-1000mcg / ngày
  • Vitamin A : được tiêu thụ thông qua chế độ ăn uống
  • Vitamin E: 134-800mg / ngày
  • Kẽm: 30-220mg
  • Vitamin C: 200mg- 2000mg

Các vi chất dinh dưỡng trên làm tăng tế bào T & tế bào B (kháng thể) trong cơ thể bạn và sẽ giúp phục hồi COVID.

Hướng dẫn dinh dưỡng cho bệnh nhân COVID

  • Thức ăn thừa của người bệnh cần xử lý như rác thải y tế
  • Hoạt động thể chất thường xuyên và tập thở theo khả năng chịu đựng
  • Có một chế độ ăn uống cân bằng với lượng carbs và chất béo vừa phải cũng như protein có giá trị sinh học cao
  • Cung cấp các chất bổ sung dinh dưỡng qua đường miệng và chất chống oxy hóa để đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân
  • Nên khuyến khích tiêu thụ các loại vitamin và khoáng chất chống oxy hóa, đặc biệt là vitamin C và vitamin D

Nên và không nên ăn gì?

Trọng tâm chế độ ăn uống chính cho bệnh nhân COVID là tiêu thụ các loại thực phẩm có thể giúp xây dựng lại cơ bắp, khả năng miễn dịch và mức năng lượng. Ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch hoặc rau dền là những nguồn giàu carbohydrate phức tạp. Thịt gà, cá, trứng, đậu nành, các loại hạt là một số nguồn cung cấp protein dồi dào. Chất béo lành mạnh như quả óc chó, hạnh nhân, dầu ô liu, dầu mù tạt được khuyến khích trong những ngày này. 
Năm khẩu phần trái cây và rau xanh là bắt buộc để có đủ vitamin và khoáng chất khi bạn dương tính với COVID. Bạn có thể ăn một lượng nhỏ sô cô la đen với ít nhất 70% ca cao có thể giúp cải thiện tâm trạng, loại bỏ lo lắng cũng sẽ tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên của bạn. Hầu hết bệnh nhân COVID bị mất khứu giác và vị giác hoặc khó nuốt. Điều quan trọng là ăn thức ăn mềm và ăn nhiều bữa nhỏ. 

Ăn gì để giảm cảm giác mệt mỏi?

Tiêu thụ thực phẩm tăng cường năng lượng như chuối, táo, cam hoặc nước chanh ngọt để đối phó với tình trạng mệt mỏi sau COVID. Thêm khoai lang vào món salad hoặc như một phần của bữa ăn của bạn. 

Làm thế nào để kiểm soát tình trạng ho khan?

Uống nhiều nước, chẳng hạn như nước ấm để kiểm soát các triệu chứng COVID, như ho và ngứa cổ họng. Tránh đồ uống có đường, rượu, cà phê vì nó dẫn đến tình trạng mất nước. Xông mũi họng bằng hơi nước ấm ít nhất 2-3 lần/ngày

Trái cây và rau quả có truyền virus không?

Trái cây và rau quả không truyền vi rút trực tiếp, nhưng chúng cần được rửa kỹ trước khi nấu hoặc ăn. Tốt nhất nên rửa chúng bằng nước ấm. Ngâm rau và trái cây trong nước này một thời gian trước khi sử dụng.

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) và COVID 19?

Uống đủ nước là chìa khóa để tránh nhiễm trùng tiết niệu. Kết hợp đủ lượng Vitamin C trong chế độ ăn uống với liều 1-2g / ngày.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những thực phẩm cần thiết cho bệnh nhân COVID-19 đang hồi phục

 

Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Times of India) -
Bình luận
Tin mới
  • 19/05/2025

    Chế độ ăn cho người mắc lỵ trực trùng (lỵ trực khuẩn)

    Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

  • 19/05/2025

    10 loại thực phẩm giúp học sinh đạt kết quả tốt trong mùa thi

    Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.

  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

  • 16/05/2025

    Lý do bạn bị đầy hơi sau khi ăn salad

    Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.

Xem thêm