Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều cần biết về coronavirus và mang thai

Phụ nữ mang thai là những người bị mắc bệnh nghiêm trọng nhất nếu như bị nhiễm COVID-19. Đã có các ca tử vong, cả bà mẹ và thai nhi, mà điều này hoàn toàn có thể phòng tránh được nhờ việc tiêm vaccine cho bà mẹ và cả những người sống xung quanh. Vì vậy những phụ nữ mang thai cần phải đi tiêm vaccine sớm nhất có thể để bảo vệ chính mình và con mình.

Kể từ khi corona virus gây ra đại dịch trên thế giới vào tháng 3 năm 2020, rất nhiều câu hỏi đã đặt ra xung quanh việc liệu virus gây bệnh có hay không ảnh hưởng nghiêm trọng đến phụ nữ mang thai và đe dọa sinh mạng của cả bà mẹ cũng như đứa trẻ chưa được ra đời hay không. Hơn một năm rưỡi chúng ta vẫn đang trong đại dịch, những phụ nữ mang bầu cũng như những người có ý định mang thai vẫn còn rất nhiều thắc mắc về việc liệu COVID-19 có thể ảnh hưởng đến thai kỳ, khả năng sinh sản hoặc sức khỏe của chính bản thân người mẹ cũng như con họ.

Một trong số rất nhiều các câu hỏi đó là liệu đang mang bầu có làm tăng nguy cơ mắc bệnh nặng hơn không?

Câu trả lời là có

Nhiễm COVID-19 khi đang mang thai có thể dẫn đến tình trạng nguy kịch hơn, phải nhập viện để điều trị và làm tăng nguy cơ tử vong.

Ban đầu chúng ta chưa biết rõ về điều này. Nhưng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy phụ nữ mang thai bị nhiễm virus bị bệnh năng hơn phụ nữ không mang thai. Và không có gì bàn cãi về việc mang thai là một gánh nặng thêm bệnh của cơ thể. Trong khi việc nhiễm COVID đã gây suy giảm sức khỏe trầm trọng của một con người thì đối với phụ nữ mang thai sẽ phải chịu thêm gánh nặng kép về sức khỏe.

Covid-19 làm tăng nguy hiểm cho cả mẹ và em bé

Nhiễm Covid-19 làm tăng nguy cơ phải điều trị ở khu tích cực trong bệnh viện cao gấp 3 lần, tăng nguy cơ tử vong gấp 1,7 lần, cũng như làm tăng nguy cơ đẻ non hoặc phải mổ đẻ cấp cứu hoặc có khả năng thai chết lưu.

Sinh non nghĩa là sinh trước 37 tuần tuổi của thai. Khi điều này xảy ra sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều trong đó có cả việc bị dị tật hoặc các vấn đề về phổi, mắt và nhiều vấn đề khác. Những biến chứng có thể nặng hơn khi bị nhiễm biến thể Delta của virus corona. Đã ghi nhận được nhiều trường hợp tử vong do nhiễm biến thể này ở phụ nữ mang thai.

Mang thai là một yếu tố nguy cơ

Tuổi là một yếu tố nguy cơ của mắc bệnh nặng khi mang thai. Trong bối cảnh dịch bệnh này trên 25 tuổi nhiễm COVID đã được coi là người có nguy cơ cao bị bệnh nặng hơn. Hãy tưởng tượng, khi bạn có thai, tử cung phình ra to hơn đẩy lên đến cơ hoành, nghĩa là khi đó sẽ ít diện tích cho phổi nở ra để hít không khí. Vậy nếu bạn có vấn đề nghiêm trọng ở phổi, trong trường hợp này là nhiễm virus vào phổi thì bạn sẽ càng khó thở hơn rất nhiều. Không chỉ thế, khi mang thai, tim của phụ nữ phải làm việc tăng công suất thêm 50%, nên nếu có nhiễm trùng thì tim sẽ càng phải làm việc nhiều hơn. Đây là một điều không hề dễ dàng kể cả có là người khỏe mạnh đi chăng nữa. Nếu một thai phụ mà còn mắc thêm một bệnh lý nào đó nữa thì quả thật nhiễm COVID là một thách thức lớn đối với sức khỏe của họ.

CDC Hoa Kỳ cũng đã lưu ý rằng sự thay đổi của cơ thể trong quá trình mang thai có thể là cơ hội dễ dàng cho virus tấn công. Những thay đổi này có thể xảy ra khi một người mang thai tổi thiểu là 42 ngày.

 

Covid làm tăng nguy cơ sảy thai và dị tật bẩm sinh

Rất nhiều người muốn biết liệu nhiếm virus có làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh hay không? Lại một lần nữa, câu trả lời là có

Theo như một bài báo nghiên cứu trên tạp chí Plos One, những phụ nữ mang thai bị nhiễm COVID-19 có nguy cơ cao bị sảy thai và nguy cơ cao nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nguyên nhân gây ra sảy thai có thể là nhiễm trùng nhau thai khi cơ thể bị nhiễm virus dẫn đến bào thai chậm phát triển và sảy thai. Hơn nữa sốt cao cũng là một vấn đề nghiêm trọng đối với phụ nữ mang thai. Những phụ nữ mang thai sốt trên 38 độ C trong vòng hơn 24h sẽ làm tăng những bất thường ở bào thai. Điều này xảy ra với mọi loại virus chứ không phải mỗi COVID-19. Bất cứ bệnh nào gây sốt cao trong thời gian dài đều gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Nhưng vẫn còn quá sớm để kết luận rằng coronavirus gây ra những tác động lâu dài ở những phụ nữ mang thai. Cần có nhiều năm số liệu nữa để biết chắc được vấn đề này.

Coronavirus lây truyền qua đường tình dục

Một số thắc mắc liệu COVID-19 có lay qua đường tình dục như HIV hay Zika không? Nhưng CDC Hoa Kỳ đã khẳng định rằng chưa có bằng chứng cho thấy COVID-19 lây qua tinh dịch hoặc dịch âm đạo. Tuy nhiên virus đã được tìm thấy trong tinh dịch của những người đã hoặc đang khỏi bệnh. Như vậy là vẫn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh. Nhưng điều này có vẻ khó xảy ra. Hiện nay virus chỉ  lây qua đường thở do tiếp xúc gần.

Coronavirus có thể lây từ mẹ sang con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh

Một vấn đề khác đó là lây virus có lây từ mẹ sang con trong khi mang thai hoặc khi sinh không? Cho đến bây giờ, không có bằng chứng cho thấy trẻ sơ sinh có thể nhiễm virus từ mẹ ngay từ khi trong tử cung. Tuy nhiên vẫn cần phải nghiên cứu thêm. Người ta không tin rằng virus Corona có thể lây truyền trong quá trình sinh theo cách mà bệnh herpes lây nhiễm. Nhưng về mặt lý thuyết, trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm virus ngay sau khi bắt đầu tự thở. Để hạn chế nguy cơ lây nhiễm, các bệnh viện sẽ đưa ra những quy định nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn cho cả em bé và bà mẹ trong quá trình sinh.

Liệu mắc COVID-19 ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay không?

Theo một số nghiên cứu, bị nhiễm COVID-19 có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cả nam và nữ. Ở nam giới, tinh trùng rất nhạy cảm với sự tấn công của virus, và nhiễm COVID-19 có thể tác động đến khả năng sinh sản đặc biệt là những người trẻ đang trong quá trình phát triển. Tương tự như vậy, khả năng sinh sản của nữ giới cũng bị ảnh hưởng bởi SARS-CoV-2.  Tuy nhiên vaccine có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề này, mặc dù cũng có một số thông tin lan truyền không đúng rằng vaccine làm giảm khả năng sinh sản. Nhưng hoàn toàn không có bằng chứng nào cho thấy vaccine làm giảm khả năng sinh sản ở nam hoặc nữ giới.

Tiêm vaccine vẫn là biện pháp phòng ngừa tốt nhất

Hiện người chưa có nguy cơ ảnh hưởng đến bào thai khi tiêm vaccine cho người mẹ. Thực tế những bà mẹ được tiêm sẽ truyền kháng thể bảo vệ đến em bé thông qua nhau thai.  Do vậy có thể ngăn ngừa COVID-19 lây nhiễm cho trẻ em. Hơn nữa vaccine không gây nhiễm trùng ở phụ nữ mang thai hoặc đứa trẻ. Vaccine chống lại coronavirus đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả đối với phụ nữ mang thai, sau sinh và phụ nữ cho con bú. Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục tìm hiểu thêm về SARS-CoV-2 mỗi ngày đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai và vấn đề truyền kháng thể từ mẹ sang con.

Phụ nữ mang thai là những người bị mắc bệnh nghiêm trọng nhất nếu như bị nhiễm COVID-19. Đã có các ca tử vong, cả bà mẹ và thai nhi, mà điều này hoàn toàn có thể phòng tránh được nhờ việc tiêm vaccine cho bà mẹ và cả những người sống xung quanh. Vì vậy những phụ nữ mang thai cần phải đi tiêm vaccine sớm nhất có thể để bảo vệ chính mình và con mình.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Mắc COVID-19 khi đang mang thai có gây hại cho thai nhi không?

 

Ths. Bs. Đào Ngọc - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (health.usnews) -
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

Xem thêm