Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tiêm vaccine COVID-19 xong bị sốt mới biết có thai, phải làm sao?

Sốt sau tiêm vaccine COVID -19 là một phản ứng thường gặp. Tuy nhiên nhiều người lo ngại nếu tiêm vaccine COVID-19 xong và bị sốt mới phát hiện có thai thì sao?

Sốt sau tiêm vaccine COVID-19 là một trong số các triệu chứng thường gặp cùng cảm giác mệt mỏi, nhức đầu, đau mỏi người, cảm giác ớn lạnh, tại chỗ tiêm có dấu hiệu sưng đỏ, cánh tay được tiêm vaccine COVID-19 đau nhức... Đây là những triệu chứng không đáng lo ngại nếu người tiêm không sốt quá cao.

Những triệu chứng kể trên là do phản ứng miễn dịch của cơ thể xảy ra sau tiêm chủng. Thông thường, phản ứng trên sẽ giảm dần và hết hẳn sau một vài ngày. Nếu sốt cao trên 38,5 độ cần uống thuốc hạ sốt theo đơn của bác sĩ.

Trong trường hợp, nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 tiếng cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.

Theo dõi và chăm sóc sau tiêm vaccine COVID-19 đúng cách sẽ giảm thiểu rủi ro các phản ứng phụ không mong muốn.

Chưa có bằng chứng nào được ghi nhận về ảnh hưởng của vaccine lên sức khỏe của thai nhi

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện chưa có bằng chứng nào được ghi nhận về ảnh hưởng của vaccine lên sức khỏe của thai nhi. Thậm chí, việc tiêm vaccine cho thai phụ không chỉ tạo được miễn dịch cho chính bản thân người mẹ, mà còn có khả năng tạo được miễn dịch cho thai nhi vì kháng thể được truyền qua nhau thai.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ cho biết, tiêm vaccine phòng COVID-19 cho phụ nữ mang thai an toàn và hiệu quả trong quá trình mang thai và CDC Hoa Kỳ đã có báo cáo công bố về sự an toàn của việc tiêm vaccine mRNA (vaccine Pfizer hoặc Moderna) COVID-19 trong thời kỳ mang thai.

Báo cáo đã phân tích dữ liệu từ ba hệ thống giám sát an toàn tại chỗ để thu thập thông tin về việc tiêm chủng COVID-19 trong thai kỳ. Những dữ liệu ban đầu này không tìm thấy bất kỳ mối lo ngại nào về an toàn cho những người đang mang thai được tiêm chủng hoặc thai nhi của họ. Một báo cáo khác xem xét những người mang thai được đăng ký trong cơ quan đăng ký mang thai v-safe, những người đã được tiêm phòng trước 20 tuần của thai kỳ. Các nhà khoa học không tìm thấy nguy cơ sảy thai tăng lên ở những người được tiêm vaccine mRNA COVID-19 trong thời kỳ mang thai.

Sốt sau tiêm vaccine COVID-19 mới phát hiện có thai cần làm gì?

Theo BS. Đinh Anh Tuấn - Phó vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế), WHO khuyến cáo sử dụng vaccine phòng COVID-19 ở phụ nữ mang thai khi lợi ích của việc tiêm chủng lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn.

Bộ Y tế cũng vừa ban hành quyết định 3802/QĐ-BYT về hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước khi tiêm vaccine COVID-19. Bộ Y tế xác định các trường hợp phải được khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng khi tiêm vaccine, trong đó có phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên. Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần sẽ được hoãn tiêm vaccine phòng COVID-19.

Trong đại đa số trường hợp, những loại vaccine chỉ mang tính kháng nguyên, không chứa virus sống giảm độc lực mới được cho phép tiêm ở phụ nữ mang thai. Nhưng trên thực tế, không có vaccine nào được phê duyệt có chứa virus sống gây ra COVID-19, có nghĩa là vaccine COVID-19 không thể khiến bạn bị nhiễm bệnh.

Do đó, không nên quá lo lắng nếu sau tiêm vaccine COVID-19 bạn gặp các phản ứng thông thường như kể trên. Như mọi phụ nữ mang thai khác, bạn nên đến gặp bác sĩ sản khoa để được tư vấn, theo dõi và khám thai định kỳ.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Mắc COVID-19 khi đang mang thai có gây hại cho thai nhi không?

Bảo Châu - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 16/04/2024

    Chứng thấp lùn

    Chứng thấp lùn là tình trạng bệnh đặc trưng bởi vóc dáng nhỏ bé do nhiều yếu tố như di truyền hoặc bệnh lý gây ra. Với các triệu chứng đặc trưng rất dễ nhận biết, tình trạng này gây ra rất nhiều khó khăn trong suốt toàn bộ quá trình phát triển.

  • 16/04/2024

    Thiếu ngủ có thể làm tăng huyết áp

    Một nghiên cứu cho thấy ngủ ít hơn thời gian khuyến nghị mỗi đêm có thể là một yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tăng huyết áp.

  • 16/04/2024

    5 lợi ích của việc tắm nước lạnh

    Chỉ nghĩ đến việc tắm nước lạnh thôi cũng khiến nhiều người rùng mình. Tuy nhiên, đây lại là một phương pháp tuyệt vời để cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Dưới đây là những lý do tại sao bạn nên cân nhắc tắm nước lạnh.

  • 16/04/2024

    Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em

    Trẻ em rất dễ bị mắc nhiễm trùng trong những năm đầu đời. Cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác là những bệnh phổ biến. Trong đó cũng không thể không nhắc tới nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

  • 16/04/2024

    Uống nước dừa có thể hỗ trợ quá trình giảm cân

    Nước dừa là nguồn cung cấp chất điện giải tự nhiên, ít calo và giàu chất dinh dưỡng tốt sức khỏe tổng thể. Nhưng uống nước dừa có giúp giảm cân không?

  • 16/04/2024

    7 lời khuyên để có thai nhanh hơn

    Bạn đã sẵn sàng để có thai. Một khi bạn đã sẵn sàng lập gia đình, chẳng ai lại muốn chờ đợi cả.

  • 15/04/2024

    6 cách để giảm nguy cơ ung thư đại tràng

    Các biện pháp phòng ngừa có thể giúp ích rất nhiều trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng, nguyên nhân gây tử vong do ung thư hàng đầu thứ ba ở Hoa Kỳ.

  • 15/04/2024

    5 thực phẩm giúp giảm căng thẳng hiệu quả

    Chế độ dinh dưỡng có tác động không nhỏ đến tâm trạng, cảm xúc của chúng ta. Bổ sung thực phẩm lành mạnh là cách để giảm căng thẳng và thúc đẩy thư giãn.

Xem thêm