Sốt cao có thể gây tổn thương não hay không?
Nguyên nhân
Hầu hết các cơn sốt đều do nhiễm vi khuẩn hoặc virus, nhưng chúng cũng có thể là do ngộ độc, ung thư hoặc các bệnh tự miễn. Sốt là một triệu chứng của bệnh, chứ không phải là một bệnh riêng, nghĩa là không có bệnh Sốt.
Hầu hết chúng ta khi bị sốt vì một bệnh nào đó, thì cơn sốt đó sẽ không gây ra tổn thương não. Ngay cả cơn co giật hoặc động kinh do sốt, thường xảy ra ở trẻ em, cũng không gây ra bất kỳ tổn thương vĩnh viễn nào ở não.
Vấn đề đáng lo ngại về tổn thương não khi sốt đó là khi sốt không có nguyên nhân là do bệnh lý mà do nhiệt độ quá cao. Đây thực ra là tình trạng sốc nhiệt, hoàn toàn khác với sốt. Tăng thân nhiệt có thể là do tiếp xúc quá nhiều với nhiệt độ cao và giảm mức tiêu thụ nước. Trong những trường hợp này, cơ thể không thể tự điều chỉnh được nhiệt độ, và các thuốc cũng sẽ không làm giảm nhiệt độ. Tổn thương não và các cơ quan thường xảy ra do tình trạng tăng thân nhiệt quá cao.
Khi nào sốt trở nên đáng lo ngại?
Trong trường hợp bị sốt do bệnh chứ không phải do tiếp xúc với nhiệt độ cao, cách xử trí cơn sốt dựa vào một số yếu tố sau đây, và yếu tố quan trọng nhất đó chính là tuổi của bệnh nhân.
Ở trẻ nhỏ dưới1 tuổi, cách xử trí cơn sốt sẽ dựa trên tháng tuổi và nhiệt độ của trẻ:
Ở trẻ em trên 12 tháng tuổi và người lớn, cần phải xét đến một vài yếu tố khác. Một số tình huống cần phải gọi bác sĩ bao gồm:
Sốt là phản ứng tốt khi cơ thể bị nhiễm trùng vì sốt làm cho vi khuẩn khó tồn tại và nhân lên hơn. Sốt thực ra là cách tự nhiên của cơ thể để chống lại bệnh tật. Mục đích của điều trị sốt là làm cho người bệnh thoải mái hơn chứ không phải là để loại bỏ hoàn toàn cơn sốt.
Nếu người lớn hoặc trẻ bị sốt nhưng cảm thấy ổn, và vẫn có thể thực hiện các hoạt động hàng ngày hoặc chơi, thì sẽ không cần phải điều trị tình trạng sốt. Tuy nhiên, nếu người bệnh cảm thấy mệt, không thể ra khỏi giường (người lớn) và không thể chơi (trẻ nhỏ), thì tốt nhất là nên dùng thuốc để điều trị cơn sốt.
Thuốc phổ biến nhất và hiệu quả để điều trị sốt là:
Tylenol (acetaminophen)
Tylenol được chấp thuận sử dụng cho trẻ em từ 2 tháng tuổi nhưng không nên sử dụng cho trẻ dưới 3 tháng tuổi mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
Advil hoặc Motrin (ibuprofen)
Ibuprofen được chấp thuận sử dụng cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
Aspirin
Không được dùng aspirin cho trẻ em dưới 18 tuổi, trừ khi được bác sĩ chỉ định vì dùng aspirin cho trẻ sẽ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye – một tình trạng hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm với trẻ nhỏ.
Tắm hoặc lau người bằng nước ấm có thể hữu ích, nhưng chỉ nên được sử dụng sau khi đã dùng thuốc hạ sốt. Nếu trẻ không cảm thấy thoải mái khi đi tắm, thì cũng không nhất thiết phải bắt trẻ đi tắm.
Nếu trẻ bị sốt và không cảm thấy đỡ hơn trong khoảng một giờ sau khi dùng acetaminophen hoặc ibuprofen (cho dù nhiệt độ có giảm xuống hay không), hãy hỏi ý kiến bác sĩ.
Một số việc khác bạn có thể làm:
Bạn hãy nhớ:
Sốt có thể rất đáng sợ, đặc biệt là nếu xảy ra ở trẻ em. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp sốt đều phải lo lắng. Cơ thể chỉ bị tổn thương nếu sốt trên 42 độ. Trừ khi sốt là do một nguyên nhân bên ngoài (tăng thân nhiệt) hoặc do một vấn đề thần kinh, nếu không, sốt sẽ rất ít khi gây tổn thương não.
Tham khảo thêm thông tin trong bài viết: Sốt kéo dài ở trẻ em
Theo nghiên cứu mới tại Mỹ, việc thay bơ bằng dầu thực vật trong chế độ ăn hàng ngày có thể mang lại những lợi ích đáng kể cho sức khỏe.
Mùa nóng ẩm luôn là một thách thức lớn đối với sức khỏe của người lao động. Đặc biệt là những người lao động ngoài trời hoặc trong môi trường làm việc có nhiệt độ không đảm bảo.
Sức khỏe tim mạch tốt và trí óc minh mẫn là mong muốn của bất cứ người cao tuổi nào. Ngoài lối sống và dinh dưỡng lành mạnh thì cách lựa chọn thực phẩm cũng rất quan trọng và thói quen ăn dâu tây hằng ngày rất có lợi.
Bạn có bao giờ lo lắng khi thấy con chậm lớn, thấp còi hơn bạn bè cùng trang lứa? Hay những bữa ăn đầy ắp yêu thương lại trở thành "cuộc chiến" với bé biếng ăn, gầy gò? Đừng lo, bởi suốt 7 năm qua, Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM đã đồng hành cùng hàng nghìn gia đình, giúp các bé không chỉ tăng chiều cao mà còn khỏe mạnh, tự tin trong cuộc sống.
Bạn có bao giờ lo lắng khi thấy con chậm lớn, thấp còi hơn bạn bè cùng trang lứa? Hay những bữa ăn đầy ắp yêu thương lại trở thành "cuộc chiến" với bé biếng ăn, gầy gò? Đừng lo, bởi suốt 7 năm qua, Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM đã đồng hành cùng hàng nghìn gia đình, giúp các bé không chỉ tăng chiều cao mà còn khỏe mạnh, tự tin trong cuộc sống.
Bạn đã bao giờ thức dậy với cơn đau đầu dữ dội và không thể xác định được nguyên nhân chưa? Các chuyên gia tin rằng có thể do 1 trong 4 “thủ phạm” dưới đây.
Mùa xuân, với thời tiết giao thoa giữa cái lạnh còn sót lại của mùa đông và sự ấm áp đang lên của mùa hè, là thời điểm lý tưởng để vạn vật sinh sôi nảy nở. Tuy nhiên, đây cũng là lúc các loại virus, vi khuẩn gây bệnh hoạt động mạnh mẽ, tạo điều kiện cho các bệnh truyền nhiễm dễ dàng lây lan.
Ăn nhiều rau củ, trái cây tươi vốn luôn là nền tảng của một chế độ ăn uống lành mạnh. Với người bệnh đái tháo đường, việc ăn nhiều loại rau giàu dưỡng chất và chất xơ còn giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn, đồng thời giúp người bệnh phòng ngừa nhiều biến chứng trên tim, mắt, thận, thần kinh…