Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nhiễm trùng da do nấm Candida

Candida là một loại nấm có thể gây những nhiễm trùng trên da và một số vị trí khác trên cơ thể. Trong điều kiện bình thường, da của bạn cũng tồn tại một lượng nhỏ loại nấm này, tuy nhiên khi chúng nhân lên và phát triển quá mức sẽ gây những thương tổn và nhiễm trùng trên da.

Nhiễm trùng da do nấm Candida

Có khoảng hơn 150 chủng nấm Candida, tuy nhiên đa số các trường hợp nhiễm trùng là là do chủng Candida albicans gây nên. Nói chung, đây là căn bệnh không không quá nghiêm trọng và có thể được điều trị khỏi hoàn toàn.

Tuy nhiên, tình trạng nhiễm trùng nếu không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến những vấn đề nguy hiểm đến tính mạng – nhất là ở những bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu.

Nguyên nhân và những yếu tố nguy cơ

Nhiễm trùng da do Candida có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể nhưng thường phổ biến hơn ở những khu vực bị hăm là nơi hai vùng da thường xuyên tiếp xúc và cọ xát với nhau như nách, háng, các vùng da có nếp gấp cũng như giữa các kẽ ngón tay, ngón chân. Môi trường thuận lợi cho nấm phát triển là môi trường ấm, ẩm ướt và nhiều mồ hôi.

Bình thường, làn da giống như một hàng rào bảo vệ tự nhiên của cơ thể chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng, tuy nhiên bất kỳ một vết cắt hay vết rách nào trên bề mặt nông của da cũng có thể khiến da dễ bị nhiễm trùng do nấm. Candida sẽ trở thành tác nhân gây bệnh khi có điều kiện thuận lợi cho sự sinh sôi và phát triển của nó như thời tiết nóng ẩm, thiếu vệ sinh, mặc quần áo quá chật.

Ngoài ra, nhiễm trùng do Candida cũng có xu hướng khá thịnh hành ở những đối tượng như:
  • Trẻ sơ sinh
  • Người bị thừa cân
  • Bệnh nhân tiểu đường
  • Thiếu sắt và kẽm
  • Người đang được điều trị bằng kháng sinh
  • Bệnh nhân suy giáp
  • Bệnh nhân bị các rối loạn gây viêm nhiễm
  • Người bị suy giảm miễn dịch
  • Người hay làm việc ở điều kiện ẩm ướt
  • Phụ nữ mang thai

Một số loại thuốc cũng làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng do nấm. Corticosteroid là loại phổ biến nhất, tuy nhiên thuốc tránh thai và kháng sinh cũng có thể là nguyên nhân. Do vậy, nếu đang sử dụng những loại thuốc này, bạn cũng nên theo dõi làn da thường xuyên để phát hiện sớm những dấu hiệu nhiễm nấm Candida.

Triệu chứng của nhiễm trùng da do nấm Candida

Các triệu chứng có thể khác nhau phụ thuộc vào vị trí trên cơ thể, bao gồm:

  • Phát ban (ban đỏ ở một vùng cơ thể, thường ngứa)
  • Các mảng màu đỏ hay tím
  • Có đốm trắng trên khu vực nhiễm nấm
  • Có vết nứt trên da
  • Đau
  • Xuất hiện những mảng da mềm màu trắng
  • Xuất hiện mụn mủ xung quanh khu vực bị nhiễm nấm
  • Những tổn thương loét màu đỏ và trắng trong miệng

Chẩn đoán và điều trị

Việc chẩn đoán nhiễm nấm Candida trước tiên phụ thuộc vào các triệu chứng ngoài da. Bác sỹ có thể lấy một mẫu da, mẫu móng tay hay mẫu tóc và soi trên kính hiển vi để kiểm tra sự hiện diện của nấm. Khi bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh, bước đầu tiên là loại bỏ nguyên nhân gây bệnh: thay đổi thói quen sinh hoạt, tăng cường vệ sinh cá nhân, giảm cân nếu bạn bị thừa cân hay kiểm soát tốt bệnh tiểu đường…

Điều trị nhiễm trùng da do Candida cũng khá đơn giản. Bạn thường không cần thiết phải nhập viện trừ khi bạn gặp phải vấn đề nào đó với hệ miễn dịch. Bác sỹ sẽ kê cho bạn một số loại thuốc chống nấm có chứa các hoạt chất như ketoconazole hay clotrimazole dưới dạng kem, thuốc mỡ hay dung dịch lotion để bôi lên vùng da bị nhiễm nấm. Những loại thuốc này thường ít tác dụng  phụ hơn là các thuốc chống nấm như nystatin hay amphotericine B. Nhiễm trùng da do nấm thường sẽ khỏi trong khoảng từ 7-10 ngày.

Nếu bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm mà ngày một nghiêm trọng hơn, bạn có thể phải sử dụng đến thuốc kháng nấm đường uống hoặc đường tiêm.

Một số mẹo nhỏ giúp phòng nhiễm nấm Candida

Một số mẹo nhỏ đơn giản trong cuộc sống có thể giúp bạn giảm nguy cơ nhiễm trùng do Candida như:

  • Mặc những bộ quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi để tránh để tránh ẩm cho da.
  • Luôn giữ nách, khu vực giữa háng và những vùng da dễ bị nhiễm trùng trên cơ thể luôn khô thoáng, sạch sẽ.
  • Luôn tắm rửa và lau khô cơ thể sau mỗi lần tham gia những hoạt động gây ra nhiều mồ hôi.
  • Nếu bạn bị thừa cân hay béo phì, luôn chú ý giữ những vùng da có nếp gấp được khô.
  • Đi xăng đan và những đôi dép hở mũi chân mỗi khi thời tiết nóng.
  • Thường xuyên thay đồ lót và tất mỗi ngày.

Triển vọng điều trị

Đối với những người khỏe mạnh, nhiễm nấm Candida thường không quá nghiêm trọng và dễ điều trị khỏi. Tuy nhiên, bệnh sẽ có xu hướng diễn biến nghiêm trọng hơn ở người cao tuổi, trẻ nhỏ cũng như những đối tượng bị suy giảm miễn dịch. Khi đó, bệnh sẽ dễ dàng lan sang các vùng khác của cơ thể, đặc biệt là miệng. Các khu vực dễ bị lây nhiễm nấm bao gồm:

  • Thực quản
  • Van tim
  • Ruột
  • Gan
  • Phổi

Phòng cũng như điều trị sớm có thể giúp ngăn cản sự phát triển và lây lan của nấm Candida. Do vậy, hãy đi bệnh viện ngay nếu bạn bị phát ban kèm theo đau bụng và sốt cao.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 9 cách dự phòng nhiễm nấm âm đạo

Bình luận
Tin mới
  • 17/01/2025

    Phù nề sau sinh: Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí hiệu quả

    Sau khi sinh, người mẹ thường tập trung vào việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các vấn đề sức khỏe có thể phát sinh trong giai đoạn này, nhưng nhiều bà không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo sớm.

  • 16/01/2025

    Chế độ ăn cho người mắc hội chứng urê huyết tán huyết

    Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.

  • 16/01/2025

    Phân biệt nấm móng và vẩy nến móng tay

    Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.

  • 15/01/2025

    VIAM Clinic Tri ân Bạn cũ - Món quà sức khỏe, Tết thêm vui

    Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.

  • 15/01/2025

    Ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?

    Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?

  • 15/01/2025

    Đón năm mới khỏe mạnh cùng thói quen chăm sóc sức khỏe từ chuyên gia

    Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.

  • 14/01/2025

    Chế độ ăn khi bị nhiễm giun tóc

    Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.

  • 14/01/2025

    Bệnh tim mạch mùa lạnh ở người cao tuổi: Nhận biết sớm và phòng tránh

    Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.

Xem thêm