Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nhiễm nấm âm đạo khi mang thai

Trong các vấn đề xảy ra trong thời kì mang thai, nấm âm đạo là một trong những rắc rối phổ biến nhất.

Nhiễm nấm âm đạo khá phổ biến ở phụ nữ có thai, còn được gọi là viêm âm đạo candida do họ nấm Candida gây ra, trong đó phổ biến nhất là Candida albicans.

Nồng độ estrogen cao trong thai kỳ làm âm đạo sản xuất ra nhiều glycogen vốn là môi trường lý tưởng cho nấm sinh sôi. Một số nhà khoa học cho rằng estrogen có thể có tác động trực tiếp lên nấm men, giúp chúng phát triển nhanh hơn và bám dính dễ dàng hơn vào thành âm đạo.

Bạn sẽ dễ bị nhiễm nấm khi sử dụng kháng sinh, đặc biệt là khi sử dụng thường xuyên trong một thời gian dài. Nguyên nhân là do ngoài tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, những kháng sinh này còn tiêu diệt luôn cả những vi khuẩn có lợi trong âm đạo, dẫn đến sự phát triển vượt trội của nấm men.

Triệu chứng nhiễm nấm âm đạo

  • Ngứa ngáy, khó chịu, đau, bỏng rát và tấy đỏ trong âm đạo và âm hộ.
  • Xuất hiện chất dịch lỏng không mùi, màu trắng, đặc quánh.
  • Đau khi quan hệ.
  • Cảm giác đau rát khi đi tiểu.

Làm sao biết được mình bị nhiễm nấm âm đạo?

Nếu bạn nghĩ rằng mình bị nhiễm nấm âm đạo, hãy đi khám bác sỹ ngay lập tức. Bác sỹ sẽ lấy mẫu dịch âm đạo để chẩn đoán xem bạn có bị nhiễm nấm hay không.

Mặc dù hiện nay các thuốc diệt nấm rất sẵn có trên thị trường, tuy nhiên bạn không nên tự chẩn đoán bệnh và điều trị mà không hỏi ý kiến bác sỹ. Các triệu chứng bạn gặp phải có thể do những nguyên nhân khác đi kèm hay không đi kèm với nhiễm nấm, ví dụ như do các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Các nghiên cứu chỉ ra rằng đa số phụ nữ tự điều trị tại nhà thường không biết được nguyên nhân thực sự gây bệnh. Do vậy, họ thường không được điều trị đúng hướng trong một thời gian dài.

Trong trường hợp bạn bị nhiễm nấm âm đạo, bác sỹ sẽ kê đơn một loại kem bôi điều trị nhiễm nấm hay dạng thuốc đặt âm đạo có thể sử dụng an toàn trong thời gian mang thai. Kem bôi hay thuốc đặt có chứa clotrimazole thường hiệu quả hơn nystatin.

Bạn cần điều trị liên tục trong vòng 7 ngày, tốt nhất là nên sử dụng kem bôi và thuốc đặt trước khi đi ngủ để tránh thuốc bị rửa trôi. Khi bôi thuốc, bạn cần chú ý bôi thêm cả ở khu vực bên ngoài âm đạo. Thông thường thuốc sẽ phát huy hiệu quả giảm đau và ngứa sau một vài ngày sử dụng. Ngoài ra, bạn có thể làm giảm ngứa bằng một túi chườm đá hay ngâm mình khoảng 10 phút trong bồn nước mát.

Nếu loại thuốc bạn sử dụng gây kích ứng hay không phát huy tác dụng hiệu quả, hãy nói với bác sỹ. Bác sỹ sẽ đổi sang loại thuốc khác cho bạn sử dụng. Bạn phải hoàn thành một liệu trình điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ để đảm bảo nấm không còn có khả năng phát triển trong âm đạo.

Liệu nhiễm nấm âm đạo có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Câu trả lời là không. Việc bị nhiễm nấm âm đạo sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của bé trong bụng mẹ. Tuy nhiên, nếu bạn bị nhiễm nấm khi chuẩn bị sinh thì đứa trẻ sinh ra sẽ có khả năng tiếp xúc với các nấm men khi di chuyển qua đường âm đạo. Khi đó trẻ có thể bị nhiễm nấm ở miệng. 

Nhiễm nấm miệng ở trẻ sơ sinh đặc trưng bởi các đốm mảng trắng trong niêm mạc miệng và lưỡi của trẻ. Căn bệnh này không quá nguy hiểm và có thể dễ dàng điều trị khỏi. (Lưu ý là trẻ vẫn có thể bị nhiễm nấm miệng ngay cả khi bạn không bị nấm âm đạo).

Các biện pháp làm giảm nguy cơ nhiễm nấm âm đạo

Bạn sẽ ít có nguy cơ bị nhiễm nấm nếu luôn giữ cho vùng âm đạo được khô ráo sạch sẽ (nấm men thường phát triển mạnh trong môi trường nóng ẩm) và hệ vi khuẩn chí âm đạo luôn ở trạng thái cân bằng. Những mẹo nhỏ sau đây khá dễ thực hiện và có thể giúp bạn phòng tránh được căn bệnh nhiễm nấm âm đạo:

  • Mặc đồ lót bằng vải cotton thoáng khí và tránh các loại quần quá chặt và bó sát, nhất là các loại bằng chất liệu tổng hợp.
  • Sau khi bơi trong hồ, loại bỏ ngay đồ bơi ướt khỏi người.
  • Thay đồ lót thường xuyên sau khi luyện tập nếu bạn bị ra mồ hôi nhiều.
  • Nên ngủ mà không mặc đồ lót để giúp khu vực âm đạo được thông thoáng khí.
  • Không nên ngâm mình trong bồn tắm chứa nhiều bọt xà phòng, sử dụng xà phòng thơm có mùi thơm quá nồng, hay cả các dung dịch vệ sinh phụ nữ mà không được rửa trôi sạch sẽ. Nếu không được rửa sạch sau khi dùng, những sản phẩm này sẽ góp phần gây nhiễm nấm âm đạo nặng hơn, thậm chí gây kích ứng.
  • Rửa sạch nhẹ nhàng vùng sinh dục bằng nước ấm (không nên thụt rửa âm đạo khi mang thai).
  • Lau khô âm hộ và vùng hậu môn từ đằng trước (âm hộ) ra đằng sau (hậu môn).

Tăng cường ăn sữa chua chứa lợi khuẩn sống như Lactobacillus acidophilus, những vi khuẩn có lợi này sẽ giúp duy trì cân bằng hệ vi sinh đường ruột và âm đạo. Mặc dù có những ý kiến trái chiều về việc liệu sữa chua có thể giúp phòng nhiễm nấm hay không, tuy nhiên trong mọi trường hợp thì sữa chua là một loại thực phẩm rất bổ dưỡng giàu protein và calcium mà mọi phụ nữ, hất là mẹ bầu nên thử. 

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm