Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các biện pháp giảm đau khi sinh

Chuyển dạ và sinh con thường là một trải nghiệm đau đớn và ngưỡng đâu của mỗi phụ nữ rất khác nhau. Một số người phụ nữ muốn tránh không dùng thuốc hoặc các can thiệp y tế khác trong khi một số lại rất vui lòng cân nhắc đến những lựa chọn sẵn có. Đối với những phụ nữ sinh con đầu lòng, trải nghiệm về sự chuyển dạ (và phản ứng của bản thân) là rất khó đoán.

Bởi vậy, việc nhận thức được các lựa chọn giảm đau có sẵn và hiểu biết một chút về các phương pháp giảm đau khác nhau là một ý tưởng tốt. Bạn có thể có kế hoạch về các cách giúp bạn vượt qua quá trình sinh con nhưng tốt nhất là hãy chuẩn bị kế hoạch một cách linh hoạt.

  1. Biện pháp giảm đau không liên quan đến y tế

Các nghiên cứu cho rằng việc chuẩn bị một cách đầy đủ có thể giúp giảm đau hoặc ít nhất cũng làm thay đổi suy nghĩ của bạn về đau đẻ và giảm lo âu, những điều này giúp bạn đương đầu tốt hơn với việc chuyển dạ. Sau đây là một số biện pháp giảm đau không cần dùng thuốc:

  • Có một thể lực tốt là điều rất quan trọng. Tập thể dục nhẹ nhàng và đều đặn trong suốt thai kì, tránh thuốc lá và rượu, ăn uống lành mạnh với chế độ ăn cân đối.
  • Hiểu biết về các giai đoạn của chuyển dạ sẽ giúp làm giảm lo lắng. Các lớp học trước sinh rất được khuyến khích.
  • Kỹ thuật thở có thể giúp bạn vượt qua những cơn co thắt khi chuyển dạ.
  • Sự hỗ trợ gần gũi, thường xuyên từ bạn đời của bạn (hoặc một người bạn thân thiết, một người thân) trong quá trình chuyển dạ có thể giúp làm giảm lo âu.
  • Sử dụng các cách giải trí như âm nhạc cũng có thể giúp bạn không nghĩ đến cơn đau.
  • Sử dụng các gói chườm ấm, chườm lạnh, mát-xa, tắm nước ấm hoặc ngâm trong bồn nước ấm, và tiếp tục hoạt động cũng có thể có ích.
  • Thôi miên, châm cứu và bấm huyệt còn ít được nghiên cứu nhưng cũng có thể cân nhắc sử dụng.
Kích thích thần kinh bằng điện qua da (TENS)

TENS là một kỹ thuật mà ở đó thần kinh ở phần dưới lưng bị kích thích bằng một dụng cụ cầm tay được điều khiển bởi chính người phụ nữ. Nó không có tác dụng phụ nào lên người mẹ hoặc em bé và rất nhiều phụ nữ nhận thấy phương pháp này có ích khi sử dụng riêng hoặc cả khi kết hợp với các phương pháp giảm đau khác.

  1. Biện pháp giảm đau liên quan đến y tế

Có 3 lựa chọn giảm đau bằng y học bao gồm:

  • Nitơ oxit
  • Pethidine
  • Gây tê ngoài màng cứng

Nitơ oxit

Nitơ oxit, còn được gọi là khí cười, được trộn với khí oxy và được cung cấp cho người mẹ qua một mặt nạ hoặc một ống dẫn vào miệng. Khí này cần một vài giây để bắt đầu hoạt động, vì vậy khi cơn co thắt bắt đầu cần sử dụng mặt nạ ngay.

Nitơ oxit không hoàn toàn làm ngừng cả cơn đau, nhưng làm giảm mức độ của các cơn co thắt. Rất nhiều phụ nữ lựa chọn nitơ oxit vì họ có thể trực tiếp điều khiển nó - bạn có thể tự cầm mặt nạ và hít khi bạn cảm thấy cần.

Nitơ oxit không can thiệp vào các cơn co thắt và nó không tồn lưu trong cơ thể của cả mẹ và con.

Những vấn đề có thể xảy ra khi sử dụng nitơ oxt bao gồm:

  • Buồn nôn và nôn
  • Lẫn lộn và mất phương hướng
  • Cảm giác ngột ngạt do mặt nạ
  • Không giảm đau nhiều - một số trường hợp, nitơ oxit không hề có tác dụng giảm đau (gặp ở khoảng 1/3 số phụ nữ)

Pethidine

Pethidine là một chất giảm đau mạnh (có liên quan đến morphin và heroin), nó thường được tiêm trực tiếp vào cơ ở mông. Nó cũng có thể được đưa vào bằng tiêm tĩnh mạch. Phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau, tác dụng của pethidine có thể tồn tại khoảng 2 - 4 giờ. Pethidine có thể làm bạn cảm thấy buồn nôn, vì vậy thuốc chống nôn cũng thường được sử dụng cùng một lúc.

Những vấn đề có thể xảy ra với người mẹ khi sử dụng pethidine bao gồm:

  • Chóng mặt và buồn nôn
  • Mất phương hướng và thay đổi nhận thức
  • Suy hô hấp (giảm thở)
  • Một số trường hợp, không có tác dụng giảm đau

Những vấn đề có thể xảy ra với em bé khi sử dụng pethidine bao gồm:

  • Thai nhi có thể tiếp xúc với thuốc thông qua dây rốn và có thể mắc suy hô hấp bẩm sinh, đặc biết nếu sử dụng với lượng lớn hoặc em bé được sinh ra sớm, ngay sau khi vừa tiêm pethidine. Ảnh hưởng này có thể bị hủy bỏ bằng cách tiêm phòng cho em bé.
  • Phản xạ bú của em bé cũng có thể bị giảm sút, cũng như các phản xạ bình thường khác. Đã có những cuộc tranh luận dai dẳng về vấn đề ảnh hưởng của pethidine trên trẻ sơ sinh.

Gây tê ngoài màng cứng

Gây tê ngoài màng cứng là phương pháp giảm đau hiệu quả nhất hiện có. Nó được sử dụng cả trong đẻ thường và đẻ mổ vì nó cho phép người mẹ tỉnh tảo và có ý thức trong suốt quá trình sinh em bé. Gây tê bằng cách tiêm vào phần ngoài của tủy sống từ sau lưng khiến cho người mẹ mất cảm giác từ phần hông trở xuống.  Nhịp tim của em bé sẽ được theo dõi liên tục.

Những tác dụng phụ và những biến chứng có thể xảy ra đối với gây tê ngoài màng cứng là:

  • Sự gây tê có thể không hoàn toàn và bạn có thể vẫn cảm thấy đau một chút. Điều này yêu cầu thủ thuật cần được tiến hành lại một lần nữa.
  • Sau khi phần ngoài màng cứng đã bị tác động, huyết áp của bạn có thể sẽ bị giảm khiến bạn cảm thấy như sắp ngất và buồn nôn. Phương pháp cũng có thể gây áp lực ở em bé. Ảnh hưởng này có thể được điều trị bằng truyền dịch tĩnh mạch.
  • Ngoài màng cứng bị tác động cũng thường gây nên yếu các cơ ở chân, bởi vậy người phụ nữ được gây tê sẽ phải nằm cố định trên giường.
  • Việc mất cảm giác ở phần thân dưới cũng có nghĩa là bạn sẽ không nhận thức được cảm giác muốn đi vệ sinh. Trong nhiều trường hợp, người ta thường đặt ống thông tiểu.
  • Gây tê ngoài màng cứng có thể kéo dài giai đoạn thứ hai của quá trình chuyển dạ.
  • Khả năng có thể sinh qua đường âm đạo sẽ giảm xuống.
  • Nếu bạn không thể rặn một cách hiệu quả vì sự thay đổi trong cảm giác và giảm sức mạnh của cơ, em bé có thể được sinh ra nhờ giác hút hoặc kẹp forcep.
  • Khoảng 1% số người phụ nữ cảm thấy đau đầu ngay lập tức sau khi thực hiện thủ thuật này.
  • Một số thì cảm thấy ngứa ngáy sau khi được gây tê ngoài màng cứng. Triệu chứng này có thể được điều trị bằng cách sử dụng thuốc kháng histamin.
  • Một số người cảm thấy đau hoặc không cảm thấy gì tại vùng bị tiêm.
  • Khoảng 1 trong số 550 phụ nữ cảm thấy có những vùng sau lưng, xung quanh nơi tiêm bị tê.
  • Rất hiếm có các biến chứng như nhiễm trùng, cục máu đông hoặc khó thở.

Gây tê ngoài màng cứng không:

  • Kéo dài giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ.
  • Tăng khả năng cần tiến hành đẻ mổ.
  • Gây đau lưng kéo dài.
  1. Tìm kiếm sự giúp đỡ ở đâu
  • Bác sĩ của bạn
  • Bác sĩ chuyên khoa sản
  • Nữ hộ sinh
  1. Những điều cần nhớ
  • Sinh con thường là một trải nghiệm đau đớn.
  • Có rất nhiều lựa chọn để giảm đau khi chuyển dạ, bao gồm các kỹ thuật không liên quan đến y tế và các biện pháp liên quan đến y tế như nitơ oxit, pethidine và gây tê ngoài màng cứng.
  • Nếu như bạn sinh con đầu lòng, hãy cân nhắc tất cả các biện pháp trên và hãy lựa chọn linh hoạt.
  • Nếu bạn quyết định sinh mà không dùng bất kì một biện pháp giảm đau nào, nhưng sau đó cảm thấy không thể chịu nổi thì cũng đừng do dự đề nghị giảm đau với các bác sĩ, y tá hoặc nữ hộ sinh.
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm