Không ai thích làm các công việc nhà, nhưng đó lại là công việc không thể không làm. Và trong những việc cần làm có cả thay giặt chăn gối, ga thường xuyên bởi việc này không những cần thiết mà còn thực sự có lợi cho sức khỏe.
'Trong lúc ngủ, chúng ta tiếp tục đổ mồ hôi. Các loại dầu và chất bẩn trên cơ thể từ nước bọt, nước tiểu, dịch sinh dục... rơi ra, bám lên chăn ga. Với những người có vết trầy xước hoặc vết thương hở, những chất này có thể bám lại vào cơ thể, xâm nhập qua vết thương gây ra bệnh. Đó là lý do khuyến khích bạn cần giặt chăn ga thường xuyên', cô cho biết.
Nếu không giặt chăn ga thường xuyên sẽ tạo cơ hội cho các loại nấm, chất lỏng thấm vào gối và đệm. Nhưng chất bẩn này thường rất khó giặt sạch nếu để lâu ngày cho dù bạn có 'ném' chúng vào máy giặt. Các chuyên gia sức khỏe cũng đã từng cảnh báo rằng có hàng triệu con vi khuẩn bụi trú ngụ trong giường của chúng ta, chúng chờ để ăn các mảnh da chết và làm cho đệm, gối nặng hơn theo thời gian. Không chỉ thế, chúng còn là mối nguy hiểm đối với những người bị bệnh hen suyễn hoặc dị ứng. Một chiếc gối mới tinh sẽ nặng gấp hai lần trọng lượng của nó sau 3 năm sử dụng và lượng vi khuẩn trú ngụ trên đó cũng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các chứng: sốt, eczema, hen suyễn…
Tuy nhiên, tất cả điều này có thể được ngăn ngừa bằng cách thường xuyên giặt ga, gối.
'Phân của các loại bọ ve trú ngụ trong giường có thể gây khó thở cho những người bị dị ứng và hen suyễn, nhưng nếu giặt bằng nước nóng thì chúng có thể bị tiêu diệt. Nếu không giặt giũ thường xuyên, các loại dầu, chất lỏng tích tụ trong các sợi vải và khó loại bỏ hơn', Mary Marlowe cho biết.
Theo GS. Jean Emberlin – chuyên gia nghiên cứu về chứng dị ứng tại Trường đại học Worcester, Anh – thì chăn, ga, gối, đệm kém vệ sinh là một trong những nguyên nhân có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các chứng viêm mũi dị ứng, viêm xoang cho người sử dụng.
Cô cũng có một cảnh báo với những người chỉ giặt cho có lệ: 'Nếu bạn đã từng lấy chăn ga đã được giặt từ trong tủ ra mà thấy có mùi hôi thì đó là do các chất bẩn ở cơ thể vẫn còn bám lại trong các sợi vải vì bạn đã không giặt sạch sẽ triệt để trước đó'.
Lời khuyên của Mary Marlowe là nên giặt ga 1 lần/tuần để tránh mùi hôi như vậy và đem lại lợi ích cho sức khỏe. Bà cũng khuyến nghị nên giặt với nước nóng nhất. Nếu vào mùa hè, thời tiết nóng và bạn đổ mồ hôi rất nhiều, hoặc trong trường hợp có người bị bệnh thì việc giặt chăn ga nên được làm thường xuyên hơn.
Ngay từ hôm nay, đừng viện cớ lười biếng mà để giường ngủ của mình mất vệ sinh. Hãy đứng lên và cho hết vào máy giặt để làm cho chúng sạch sẽ hơn. Đó cũng là một cách để bảo vệ sức khỏe của chính bạn.
Việc ngồi quá nhiều không chỉ ảnh hưởng tới xương khớp của cơ thể mà còn có thể ảnh hưởng tới trí nhớ của bạn.
Phù nề hay sưng phù có thể xảy ra với bất cứ ai, nhưng những người có nguy cơ cao nhất bao gồm phụ nữ mang thai và người lớn tuổi. May mắn thay, việc điều trị có thể đơn giản như thay đổi lối sống hoặc thay đổi thuốc của bạn.
Lựa chọn một lối sống lành mạnh có tác động lớn trong việc ngăn ngừa bệnh trầm cảm.
Ăn chay thường được hiểu là ăn những thức ăn có nguồn gốc từ thực vật như các loại hạt, rau, đậu, quả, nấm... không sử dụng thức ăn có nguồn gốc từ động vật. Với mỗi tôn giáo lại có những quan niệm ăn chay khác nhau
Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh đang trở thành căn bệnh ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa. Để đảm bảo quá trình điều trị và phục hồi hiệu quả, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng. Dưới đây là một số nhóm dưỡng chất mà người bệnh nên ăn.
Để "trẻ mãi không già", ngoài sức khỏe thể chất, bạn hãy lưu ý chăm sóc làn da. Một số mẹo làm đẹp dưới đây giúp bạn sở hữu làn da căng mọng, trẻ trung.
Gan nhiễm mỡ không do rượu là nguyên nhân gây ra bệnh gan mạn tính phổ biến nhưng lại chưa có phác đồ điều trị cụ thể. Nghiên cứu mới đây chỉ ra cách xây dựng chế độ ăn lành mạnh để phòng ngừa và khắc phục căn bệnh này.
Một trong những phần quan trọng nhất của quá trình nội soi là quá trình chuẩn bị. Không chuẩn bị tốt có thể gây khó nhìn cho các bác sĩ, dẫn đến bỏ sót polyp, thủ thuật kéo dài hơn hoặc thậm chí phải nội soi lại. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những việc cần chuẩn bị trước khi nội soi.