Các nhà nghiên cứu Hà Lan đã tổng kết hơn 20 nghiên cứu trước đó gồm trên 300.000 người xem xét mối liên quan giữa việc sử dụng kháng sinh trong hai năm đầu tiên của cuộc đời và nguy cơ phát triển bệnh viêm mũi dị ứng hoặc eczema về sau.
Họ thấy rằng sử dụng kháng sinh sớm có liên quan với nguy cơ viêm mũi dị ứng cao hơn từ 15 đến 46% so với không sử dụng kháng sinh, và nguy cơ bị eczema cao hơn từ 15 đến 41%.
Ngoài ra, trẻ em được kê đơn 2 liệu trình kháng sinh trở lên dễ phát triển bệnh dị ứng hơn những trẻ chỉ nhận một liệu trình, càng củng cố thêm cho mối quan hệ nhân-quả trực tiếp.
"Phơi nhiễm sớm với kháng sinh có liên quan đến tăng nguy cơ của cả eczema và viêm mũi dị ứng khi lớn lên", TS. Fariba Ahmadizar, Đại học Utrecht của Hà Lan, tác giả nghiên cứu cho biết.
Nhiều nghiên cứu thấy rằng việc sử dụng kháng sinh sớm làm tăng nguy cơ dị ứng, nhưng những phát hiện này còn mâu thuẫn với nhau. Bằng cách thu thập những các nghiên cứu đáng tin cậy nhất về vấn đề này, nhóm nghiên cứu của TS. Ahmadizar hy vọng sẽ cung cấp một bức tranh rõ ràng hơn. Mặc dù tổng kết của họ vẫn chưa được công bố, nhưng nhiều nhà khoa học độc lập đã thận trọng đồng ý với kết luận chung của họ.
"Giả sử việc rà soát báo cáo nghiên cứu xác nhận độ vững chắc của những kết quả này, thì nghiên cứu đã bổ sung thêm cho những bằng chứng ngày càng tăng cho thấy thuốc kháng sinh, mặc dù cứu sống tính mạng và vô cùng có lợi trong những bệnh cảnh thích hợp, song tiềm ẩn những “mặt trái” quan trọng đối với người sử dụng”, TS Adam Finn, giảng viên nhi khoa tại Đại học Bristol, Anh nhấn mạnh.
Nhiều nghiên cứu khác đã cho thấy những người lớn lên trong môi trường có vẻ kém vệ sinh, chẳng hạn như các trang trại, ít bị dị ứng hơn. Các nhà khoa học phỏng đoán rằng chúng ta càng tương tác nhiều với các vi sinh vật trong những năm đầu đời, thì hệ miễn dịch càng được “chuẩn độ” khi ta lớn lên.
Tuy nhiên, nếu không có sự tương tác sớm này, hệ thống miễn dịch dễ trở nên quá nhạy cảm với những tác nhân môi trường mà bình thường vô hại, gây ra dị ứng. Tương tự, kháng sinh có thể giết chết những “vi khuẩn tốt” trong ruột, vô tình cản trở khả năng phân biệt bạn thù của hệ miễn dịch, các tác giả lập luận.
Ngoài việc cảnh báo chung về kháng sinh, nghiên cứu mới nhất này còn là một lời nhắc nhở về tầm quan trọng của việc sử dụng chúng một cách thật khôn ngoan và dè dặt, nếu có thể.
"Sử dụng kháng sinh khi không cần thiết sẽ khiến người dùng có nguy cơ phải chịu một loạt hậu quả xấu, không chỉ là eczema và viêm mũi dị ứng như được thấy trong tổng kết này, mà những nhiễm trùng sau đó dễ kháng thuốc kháng sinh hơn, nghĩa là những người này sẽ bị bệnh nặng hơn trong thời gian dài hơn và tiêu tốn nhiều nguồn lực y tế hơn", TS Finn nói.
"Vì vậy, những phát hiện này sẽ có ích cho cả bác sĩ và bệnh nhân, khi họ cùng nhau cân nhắc giữa lợi ích và tác hại của thuốc kháng sinh, nhất là với những bệnh có thể sẽ tự khỏi".
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.