Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Căn bệnh của những nụ hôn

Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn - Mononucleosis là bệnh truyền nhiễm đôi khi được gọi là "bệnh của những nụ hôn” được gây ra bởi các virus Epstein-Barr (EBV). Epstein-Barr có mặt ở mọi nơi trên trái đất và trong cơ thể của 97% người trưởng thành.

Con tôi bị đau họng và sưng hạch. Liệu cháu có bị bệnh mononucleosis hay không?

Câu trả lời là rất có khả năng trẻ đã bị nhiễm căn bệnh này. Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn (mononucleosis) – tên gọi khác là mono hay “bệnh nụ hôn” là một bệnh có thể lây truyền qua tiếp xúc với nước bọt, các đối tượng chủ yếu mắc bệnh này là thanh thiếu niên. Tuy nhiên, ngay cả trẻ nhỏ cũng có khả năng mắc bệnh do dùng chung cốc chén, bát đĩa, thìa và đồ chơi với người bệnh, hoặc được hôn từ người thân có mang virus.

Các triệu chứng bệnh thường xuất hiện sau khoảng 4 – 6 tuần phơi nhiễm với virus. Các triệu chứng của bệnh mono tương tự như bệnh cảm cúm thông thường:

  •      Đau họng
  •      Sưng hạch (ở cổ, bẹn và nách)
  •      Sốt
  •      Phát ban

Khi trẻ lớn bị mắc căn bệnh này, các triệu chứng trên thường đi kèm với cảm giác mệt mỏi, cơ thể yếu, đau đầu, mất vị giác và lách sưng to.

Điều đặc biệt của căn bệnh này là trẻ mắc bệnh càng ít tuổi thì các triệu chứng càng nhẹ. Trên thực tế, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi bị nhiễm bệnh thường chỉ biểu hiện các triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng gì.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn chủ yếu là do một loại virus có tên là Epstein-Barr (EBV) gây ra, tuy nhiên một số virus khác cũng có thể gây bệnh. Hầu hết người trưởng thành đều đã bị phơi nhiễm với virus này trước tuổi 35. Một khi đã tiếp xúc thì cơ thể bạn sẽ hình thành đáp ứng miễn dịch với virus này và bạn sẽ không bị mắc lại nữa.

Con bạn có thể dễ dàng bị nhiễm bệnh khi ngậm đồ chơi có chứa virus lây từ trẻ khác hoặc do dùng chung các vật dụng hàng ngày với người bệnh, hoặc chỉ đơn giản là bị lây nhiễm khi người bệnh ho hay hắt hơi hoặc thậm chí từ những cái hôn của người lớn.

Chẩn đoán và điều trị

Có rất nhiều căn bệnh do virus khác gây ra cũng có những triệu chứng tương tự như bệnh này nên xét nghiệm máu dường như không mang lại kết quả chính xác đối với trẻ nhỏ.

Do virus không đáp ứng với điều trị bằng kháng sinh nên biện pháp tốt nhất là điều trị các triệu chứng tương tự như bệnh cảm cúm thông thường: nghỉ ngơi, uống nhiều nước, sử dụng thuốc hạ sốt như paracetamol hay ibuprofen.

Căn bệnh này có nguy hiểm hay không?

Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn không phải là bệnh nguy hiểm, tuy nhiên biến chứng phổ biến nhất của bệnh này là tổn thương lá lách lại là một cấp cứu ngoại khoa khá nghiêm trọng. Đó là lý do tại sao các bác sỹ khuyến cáo trẻ em hay người lớn mắc căn bệnh này nên tránh chơi thể thao trong vòng 1 tháng do chỉ một va chạm vào vị trí lách bị sưng cũng khiến nó bị tổn thương nặng hơn.

Các biến chứng khác bao gồm viêm gan, vàng da, sưng amidan. Nếu con bạn bị sưng đau họng đến mức khó thở, hãy đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức.

Trong một số trường hợp hiếm gặp khác, bệnh mono có thể ảnh hưởng đến các phần khác của cơ thể như máu, hệ thần kinh trung ương hay tim. Đặc biệt căn bệnh này có thể rất nguy hiểm thậm chí đe dọa đến tính mạng đối với trẻ bị suy giảm miễn dịch (nhiễm HIV/AIDS).

Cách phòng bệnh

Cách tốt nhất để phòng bệnh là tránh tiếp xúc với người bệnh. Tuy nhiên đây là một việc làm khá khó khăn do hiện nay có nhiều căn bệnh lây nhiễm mà không biểu hiện triệu chứng.

Nếu con bạn bị mắc bệnh, hãy cho trẻ nghỉ ngơi tại nhà và có các biện pháp chăm sóc và điều trị triệu chứng cho đến khi trẻ hạ sốt, đồng thời không cho trẻ dùng chung các vật dụng với thành viên khác trong gia đình. 

Người lớn hãy hạn chế thể hiện tình cảm với trẻ em bằng những nụ hôn vào môi, má. Nếu con bạn bị người lạ thơm vào má, môi, hãy lập tức rửa sạch chỗ đó bằng nước và xà phòng.

Bình luận
Tin mới
  • 06/07/2025

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang mất nước

    Mất nước là tình trạng cơ thể không có đủ chất lỏng để hoạt động bình thường. Vào mùa hè, nguy cơ mất nước thường phổ biến hơn.

  • 06/07/2025

    Giải pháp làm mát phòng hiệu quả trong mùa hè

    Mùa hè với nền nhiệt cao kéo dài và độ ẩm tăng mạnh không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giấc ngủ. Cảm giác oi bức khiến việc chìm vào giấc ngủ trở nên khó khăn và thường xuyên bị gián đoạn trong đêm.

  • 05/07/2025

    Uống bao nhiêu cà phê là quá nhiều?

    Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?

  • 05/07/2025

    Những câu hỏi thường gặp về nước kiềm

    Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.

  • 05/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 04/07/2025

    Bổ sung creatine đúng cách để cải thiện sức khỏe

    Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.

  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

Xem thêm