Phân biệt sốt xuất huyết và sốt phát ban
Tác nhân gây bệnh
Sốt phát ban có nhiều bệnh và tác nhân gây bệnh khác nhau, nhưng tựu trung có sốt và phát ban. Sốt phát ban chủ yếu gặp ở nước ta là bệnh sởi do virut sởi gây ra, bệnh Ru-ben-la (Rubella) do virut Ru-ben-la gây ra và bệnh do Rickettssia, trong đó ở Việt Nam hay gặp nhất là bệnh sốt mò. Phương thức truyền bệnh của bệnh sởi và bệnh Ru-ben-la là lây theo đường hô hấp, còn bệnh sốt mò môi giới truyền bệnh là do mò đỏ.
Bệnh SXH, tác nhân gây bệnh là virut Dengue (Đăng gơ), bệnh lây từ người bệnh sang người lành chưa có miễn dịch chống virut Đăng gơ là muỗi. Có hai loài muỗi truyền bệnh SXH là muỗi vằn và muỗi hổ châu Á.
Nhận biết SXH và sốt phan ban
Sốt xuất huyết là một loại bệnh dịch nguy hiểm, nếu muỗi truyền bệnh càng nhiều, tốc độ lây lan bệnh càng nhanh, nếu người dân chưa có miễn dịch chống SXH. Nếu bị SXH, đặc biệt là trẻ em mà không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
SXH thường có sốt cao liên tục 3 - 4 ngày, ho, sổ mũi, đau nhức mình mẩy, đau nhức hố mắt, nôn và có thể tiêu chảy. Sốt trong bệnh SXH khó giảm với thuốc hạ sốt paracetamol trong 3 ngày đầu và khi sốt bắt đầu giảm sẽ bắt đầu xuất huyết, biểu hiện như da sung huyết (da đỏ ửng, môi khô đỏ tươi... do hiện tượng cô đặc máu), có chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam, mắt đỏ và hay kèm nôn, chân tay lạnh.
Thông thường từ ngày thứ 3, bệnh có tiến triển nặng, nhất là trẻ em, vì vậy, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời sẽ có nguy cơ diễn biến xấu bởi sốc hoặc do tổn thương các cơ quan khác.
Đối với bệnh sốt phát ban, hầu hết các trường hợp bắt đầu với triệu chứng sốt cao từng cơn (thân nhiệt có thể tăng lên 39 - 400C) và xuất hiện ho, đau họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, mệt mỏi, có thể nôn mửa và phát ban đỏ. Các hạch khu vực đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy. Kết mạc mắt đỏ, viêm, chảy nước mắt...
Nếu nguyên nhân gây sốt là do virut đường tiêu hóa, có thể sớm xuất hiện tình trạng rối loạn tiêu hóa (phân lỏng, nhầy, không có máu và có thể nôn ói sau khi ăn). Hầu hết bệnh sốt phát ban từ ngày thứ 4 trở đi người bệnh thường hết sốt, ăn được, da có thể bị nổi phát ban 3 -5 ngày rồi lặn.
Để phân biệt sốt xuất huyết với sốt phát ban, cách đơn giản nhất là dùng ngón tay cái và ngón trỏ cùng bên căng vùng da có chấm đỏ (ban đỏ) hoặc vùng da sung huyết, nếu thấy chấm đỏ đó mất đi, buông ra là màu đỏ hồi phục ngay là sốt phát ban, còn nếu vẫn thấy chấm li ti hoặc sau 2 giây màu đỏ lại xuất hiện, đó là SXH (đây là dấu hiệu ấn ngón tay hoặc thời gian hồi phục màu da trong chẩn đoán bệnh SXH).
2 tiêu chuẩn để nghĩ đến SXH là sốt cao đột ngột và xuất huyết. Nếu có điều kiện nên xét nghiệm công thức máu sẽ thấy bạch cầu có thể giảm, tiểu cầu giảm rõ, tốc độ lắng máu tăng.
Cần lưu ý gì khi bị SXH?
Không nên nghĩ rằng đã mắc SXH một lần, lần sau không mắc nữa, bởi vì SXH ở nước ta có 4 týp huyết thanh khác nhau, mắc bệnh loại nào, lần sau sẽ không mắc loại đó nhưng vẫn có thể mắc 1 trong 3 loại còn lại.
Khi bị SXH nếu dùng thuốc hạ nhiệt phải hết sức thận trọng, chỉ nên dùng loại paracetamol đơn chất (không có kết hợp các loại khác), không dùng aspirin, efferalgan,... tốt nhất là chườm mát ở trán, nách, bẹn để hạ nhiệt. Nếu dùng thuốc paracetamol đơn chất cũng phải theo dõi thật tốt, bởi vì, sau vài ngày sốt cao, thân nhiệt có thể bắt đầu giảm, nếu vẫn dùng thuốc hạ nhiệt sẽ nguy hiểm cho người bệnh.
Một số tác giả khuyên rằng khi đang bị sốt cao trong SXH không nên truyền dịch ngay vì rất dễ bị sốc (nhất là đạm) do cơ thể đang phản ứng mạnh (sốt cao) chống virut.
Cần bù nước và chất điện giải do bị mất bởi sốt cao bằng cách dùng dịch oresol (ORS) là tốt nhất nhưng phải pha thuốc đúng chỉ dẫn (một gói ORS cam loại 5,63g cho vào 200ml nước đun sôi để nguội). Ngoài ra nên uống thêm nước cam, chanh tươi, nước ép các loại quả (dưa hấu,...).
Nếu thấy có dấu hiệu khác thường cần cho người bệnh đi bệnh viện ngay, nhất là trẻ em (chân tay lạnh, da lạnh ẩm, vật vã, bứt rứt khó chịu, đau bụng, mạch nhỏ, tiểu ít, huyết áp tụt hoặc kẹp).
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Dấu hiệu nhận biết sớm sốt xuất huyết
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.