Triệu chứng bé bị sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết (SXH), sốt xuất huyết Dengue là bệnh lưu hành quanh năm ở Việt Nam nhưng thường tăng cao từ tháng 6 đến tháng 11, đặc biệt tại các tỉnh/thành phía Nam ở nước ta bệnh có xu hướng phổ biến khi mùa mưa đến. Báo cáo từ Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế cho biết, hơn 85% các trường hợp SXH Dengue và 90% những trường hợp tử vong xảy ra ở các tỉnh phía Nam của Việt Nam, trong đó khoảng 90% các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết Dengue xảy ra ở trẻ em dưới 15 tuổi.
Những triệu chứng phổ biến ở trẻ bị bệnh SXH
Sốt xuất huyết là bệnh do vi rút gây ra, phần lớn bệnh nhi có thể tự hồi phục nếu được chăm sóc tốt và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, hiện tại cũng còn khoảng 25% số bệnh nhân có biến chứng sốc, xuất huyết tiêu hóa, đặc biệt tỉ lệ tử vong ở những bệnh nhân bị biến chứng sốc là khoảng 2 - 3%. Việc phát hiện sớm bệnh SXH ở trẻ em cần chú ý những dấu hiệu sau đây:
- Trẻ em thường khởi phát bệnh với sốt cao đột ngột, trước đó trẻ hoàn toàn khỏe mạnh, thời gian sốt từ 2 - 7 ngày, kèm những biểu hiện như đỏ bừng mặt, da sung huyết, đau nhức cơ, đau khớp, đau đầu. Trong một số trường hợp, trẻ có thể kèm đau họng, viêm kết mạc mắt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn. Vào thời điểm này, những triệu chứng của bệnh thường không đặc hiệu, không thể phân biệt với nhiễm các loại virút khác.
- Tiếp sau đó, trẻ có thể biểu hiện dấu hiệu xuất huyết như: chấm xuất huyết, còn gọi là petechiae (những chấm đỏ không biến mất khi ấn vào) thường ở cẳng tay, cẳng chân, nách, ngực, thắt lưng; xuất huyết niêm mạc như chảy máu mũi (chảy máu cam), chảy máu răng, đi cầu ra máu. Ở nữ tuổi dậy thì có thể xuất huyết âm đạo. Những triệu chứng xuất huyết này ít xảy ra vào những ngày đầu. Gan có thể to sau một vài ngày. Xét nghiệm công thức máu vào thời gian này, kết quả cho thấy giảm bạch cầu, đó là dấu hiệu cảnh báo khả năng SXH Dengue.
- Từ ngày thứ 3 - 7 của bệnh, trẻ giảm sốt hoặc hết sốt hẳn với những biểu hiện hồi phục dần dần như trẻ tỉnh táo, ăn uống ngon miệng, tiểu nhiều…Tuy nhiên phụ huynh cần hết sức lưu ý, có một số bệnh nhi xuất hiện các dấu hiệu trở nặng, những trường hợp này cần cho trẻ nhập viện ngay để điều trị tích cực hơn.
- Một số trường hợp có thể diễn tiến đến sốc SXH rất nguy hiểm cho trẻ. Một số trường hợp biểu hiện tổn thương các cơ quan nội tạng như viêm gan nặng, viêm não, viêm cơ tim hoặc xuất huyết trầm trọng, có thể kèm hoặc không kèm theo tình trạng cô đặc máu và sốc.
Thông điệp phòng ngừa bệnh SXH từ Bộ Y tế
Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát tỉ lệ tử vong do bệnh SXH Dengue. Từ năm 2005 đến nay, tỉ lệ tử vong do bệnh SXH Dengue là dưới 1/1.000 trường hợp. Tuy nhiên, kết quả phòng chống để giảm số trường hợp mắc SXH cũng còn hạn chế, đặc biệt chu kỳ bệnh SXH thường từ 3 - 5 năm. Thông điệp phòng chống bệnh SXH được khuyến cáo như sau:
- Mọi gia đình hãy đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng nhằm ngăn chặn bệnh SXH.
- Hãy thả cá vào các lu, chum, vại, bể chứa nước để diệt bọ gậy (lăng quăng), phòng chống SXH.
- Lật úp các dụng cụ chứa nước và loại bỏ các vật liệu phế thải để loại trừ bọ gậy, phòng chống SXH.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sốt xuất huyết nguy hiểm thế nào với trẻ em?
Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.
Đối với người mắc bệnh lao vú, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe.
Kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn, tuy vậy, việc dùng kháng sinh ở trẻ em phải được xem xét cẩn thận và tuân thủ nghiêm túc các chỉ dẫn. Lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khoẻ, bao gồm kháng kháng sinh, rối loạn tiêu hoá và các vấn đề sức khoẻ lâu dài khác.
Giai đoạn từ 6 đến 15 tuổi là thời kỳ vàng phát triển thể chất, đặc biệt là tăng trưởng chiều cao, và hoàn thiện trí tuệ. Giai đoạn này cũng là cơ hội cuối cùng bù lại những thiếu hụt về chiều cao của giai đoạn trước, chuẩn bị cơ sở phát triển vượt trội vào thời điểm dậy thì. Trong chế độ ăn của lứa tuổi này, sữa và các chế phẩm từ sữa đóng vai trò quan trọng như một thực phẩm tốt cung cấp các vitamin, khoáng chất và protein quý cho quá trình phát triển.
Chế độ ăn uống không phải là phương pháp điều trị chính cho hội chứng ống cổ chân nhưng nó có thể giúp giảm viêm, kiểm soát cân nặng và cải thiện sức khỏe tổng thể, từ đó hỗ trợ quá trình phục hồi.
Mùa nóng đang đến gần, kéo theo đó là nguy cơ cháy nổ gia tăng, đe dọa đến an toàn tính mạng và tài sản của con người. Thời tiết khô hanh, nhiệt độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho các đám cháy phát sinh và lan rộng nhanh chóng. Đặc biệt, trong các hộ gia đình, nhiều vật dụng quen thuộc hàng ngày có thể trở thành những mối nguy hiểm tiềm ẩn nếu không được sử dụng và bảo quản đúng cách.
Ở nhóm tuổi này, bên cạnh các bữa ăn chính, sữa vẫn được khuyến nghị là thực phẩm bổ sung rất tốt cho trẻ. Tuy nhiên, giữa hàng ngàn thương hiệu sữa trên thị trường, làm sao để cha mẹ chọn được loại sữa công thức phù hợp nhất cho bé yêu của mình? Viện Y học ứng dụng Việt Nam chia sẻ một số mẹo hữu ích giúp Bạn chọn được loại sữa phù hợp nhất với thể trạng của con.
Giai đoạn từ 7 đến 24 tháng tuổi đánh dấu thời kỳ chuyển tiếp quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của trẻ nhỏ, khi trẻ bắt đầu được ăn dặm, thực phẩm bổ sung bên cạnh sữa mẹ hoặc sữa công thức. Giai đoạn này một số bệnh như rối loạn tiêu hóa, viêm hô hấp bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển cân nặng, chiều cao của trẻ.