Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Điều trị sốt xuất huyết bằng thuốc nam và châm cứu

Xin giới thiệu thêm phương pháp điều trị của Bệnh viện Tuệ Tĩnh đối với sốt xuất huyết độ I, II. Đó là dùng bài thuốc nam kết hợp châm cứu.

Điều trị sốt xuất huyết bằng thuốc nam và châm cứu

Y học cổ truyền quan niệm sốt xuất huyết Dengue thuộc ôn bệnh, do nhiệt độc xâm nhập vào cơ thể gây ra. Khi phát bệnh ôn nhiệt dịch độc uất ở kinh dương minh gây sốt cao, phiền nhiệt, khát nước, mạch hồng đại, nhiệt chuyển vào dinh huyết gây xuất huyết phát ban, chất lưỡi đỏ sẫm.

Bệnh nặng lên sau 3 – 4 ngày, nếu không chữa kịp thời thì nhiệt độc lấn sâu vào trong, làm cho xuất huyết phủ tạng, huyết áp hạ, mạch nhanh và có thể dẫn tới tử vong.

Giai đoạn nhiệt độc xâm phạm phần vệ (Đông y gọi là thể Ôn tà uất biểu và Tà trở mạc nguyên) tương đương với SXH độ 1 theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới.

Biểu hiện phát sốt (ban đầu có thể kèm theo cảm giác sợ lạnh), đau đầu, đau lưng, đau mình mẩy và cơ khớp, môi khô miệng khát, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng hoặc vàng mỏng, muộn hơn có thể xuất hiện triệu chứng như mặt đỏ, mắt đỏ, chân tay tê bì, ngực bụng đầy tức, nôn hoặc buồn nôn, đại tiện táo kết hoặc lỏng nát, tiểu tiện sẻn đỏ...

Lá khế.

Giai đoạn nhiệt độc xâm phạm phần khí và dinh huyết (Đông y gọi là thể Khí dinh lưỡng phiền) tương đương với SXH độ 2 theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới. Biểu hiện sốt cao và rất cao, môi khô miệng khát, tâm trạng bồn chồn không yên, có ban xuất huyết dưới da và niêm mạc.

Phép chữa: lấy thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ huyết làm chủ.

Bài thuốc gồm các vị sau: Lá tre 60g, rễ cỏ tranh 16g, lá khế 60g, kim ngân hoa 12g, cỏ nhọ nồi 16g, cam thảo 8g. Cách dùng: Mỗi ngày sắc uống 1 thang, ngày uống 2 lần.

Nếu bệnh nhân có xuất huyết gia trắc bách diệp sao đen 12g. Sau khi uống thuốc hầu hết các bệnh nhân giảm sốt nhanh, hết đau đầu, không có xuất huyết, không khát nước và đặc biệt bệnh nhân không phải bù dịch. Ngày điều trị trung bình từ 4 đến 7 ngày.

Nếu bệnh nhân có đau đầu nhiều, sốt cao kết hợp với châm cứu. Các huyệt thường dùng: đại chùy huyết hải, hợp cốc, phong trì, khúc trì.

Dùng thủ pháp, châm tả huyệt đại chùy, huyệt phong trì không châm sâu.

Tác dụng của những huyệt trên là thanh dinh lương huyết, thanh nhiệt giải độc, ích khí sinh tân.

Sau khi châm 1 đến 2 phút bệnh nhân hạ sốt, hết đau đầu.

Vị trí huyệt:

Đại chùy: Giữa đốt sống cổ 7 và mỏm gai đốt sống lưng 1. Cách châm: châm thẳng 0,5- 1,5 tấc. Không được châm sâu hơn.

Hợp cốc: Ở chỗ lồi nhất của cơ khi ngón tay cái và ngón tay trỏ kẹp sát nhau. Cách châm: châm thẳng 0,5 đến 1 tấc.

Khúc trì: Ở chỗ lõm tại đầu ngoài nếp khuỷu. Tại điểm chính giữa đường nối huyệt xích trạch với mỏm trên lồi cầu ngoài của xương cánh tay, khi khuỷu tay hơi co lại. Cách châm: châm thẳng, sâu 0,5- 1 tấc.

Huyết hải: Cách bờ trên xương bánh chè 2 tấc về phía trên, giữa chỗ phình của cơ rộng trong. Cách xác định đơn giản: ngồi đối diện bệnh nhân, lòng bàn tay phải của thầy thuốc đặt lên xương bánh chè bên trái của bệnh nhân; huyệt sẽ nằm tại chỗ đầu mút ngón tay cái của thầy thuốc. Cách châm: châm thẳng 1-1,5 tấc.

Phong trì: Ở chỗ lõm giữa cơ ức- đòn chũm và phần trên cơ thang. Nói cách khác, ở giữa chỗ lõm thẳng phía dưới ụ chẩm và xương chũm. Cách châm: châm thẳng, mũi kim hướng về hố mắt phía đối diện, sâu 1- 1,5 tâc, không được châm quá sâu.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sốt xuất huyết ở trẻ em

BS. Đỗ Minh Hiền - Theo Sức khỏe và Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

Xem thêm