Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đa dạng sinh học của cây thuốc Việt Nam

Theo thống kê sơ bộ, nước ta có tới gần 12.000 loài thực vật bậc cao không chỉ có vai trò là lá phổi xanh điều hòa khí hậu, mà còn mang đến một tiềm năng to lớn về tài nguyên cây thuốc nói riêng cùng với tài nguyên dược liệu nói chung.

Từ thời thượng cổ đến nay, cây thuốc vẫn luôn giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì sức khỏe và hạnh phúc của các cộng đồng người trên toàn thế giới. Việt Nam may mắn nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa nóng ẩm của Châu Á, với ba phần tư diện tích phần lục địa là đồi núi, trải dài từ Bắc xuống Nam. Những điều kiện tự nhiên như vậy đã thực sự ưu đãi cho đất nước ta một hệ thống sinh thái rừng phong phú và đa dạng.

Theo thống kê sơ bộ, nước ta có tới gần 12.000 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc hơn 2.256 chi, 305 họ (chiếm 4% tổng số loài, 15% tổng số chi, 75% tổng số họ thực vật trên toàn thế giới). Không chỉ có vai trò là lá phổi xanh điều hòa khí hậu, hệ thực vật rừng còn mang đến một tiềm năng to lớn về tài nguyên cây thuốc nói riêng cùng với tài nguyên dược liệu nói chung.

Việt Nam có hệ sinh thái rừng phong phú và đa dạng

Tại Việt Nam, việc nghiên cứu về cây thuốc đã được tiến hành từ rất sớm, gắn liền với tên tuổi của nhiều danh y nổi tiếng như: Thiền Sư Tuệ Tĩnh với bộ “Nam Dược Thần Hiệu viết về 499 vị thuốc Nam, trong đó có 241 vị thuốc có nguồn gốc từ thực vật. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác với bộ “Lĩnh Nam Bản Thảo” gồm 2 quyển, quyển thượng chép 496 kế thừa của Tuệ Tĩnh, quyển hạ ghi 305 vị bổ sung về công dụng hoặc mới phát hiện thêm.

Thời kỳ Pháp thuộc, các nhà thực vật học Phương Tây đã thống kê trên toàn Đông Dương có 1350 cây thuốc thuộc 160 họ thực vật khác nhau. Mãi đến khi miền Bắc được giải phóng (1954), Việt Nam mới có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc sưu tầm, nghiên cứu nguồn tài nguyên cây thuốc. Năm 1996, Võ Văn Chi đã công bố hệ thực vật làm thuốc ở Việt Nam có 3.200 loài (kể cả nấm). Đến năm 2005, Viện Dược Liệu ghi nhận được ở Việt Nam có hơn 3.984 loài làm thuốc thuộc 307 họ của 9 ngành và nhóm thực vật bậc cao, thực vật bậc thấp và Nấm; trong đó gần 90% là cây thuốc mọc tự nhiên, tập trung chủ yếu trong các quần xã rừng, chỉ 10% là được trồng.

Gần đây nhất là thống kê của Võ Văn Chi trong cuốn “Từ điển cây thuốc Việt Nam” (2012) với số lượng loài thực vật được dùng làm thuốc là 4.700. Như vậy, số lượng cây thuốc được nghiên cứu khám phá tăng lên liên tục theo thời gian. Điều đó chứng tỏ, nếu tiếp tục điều tra đầy đủ, nguồn tài nguyên thực vật dùng làm thuốc ở Việt Nam có thể lớn hơn rất nhiều, ước tính có thể lên tới 6.000 loài.

Các cây thuốc phân bố rộng khắp cả nước với 8 vùng trọng điểm là Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Đông Trường Sơn, duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long; tập trung chủ yếu ở 5 trung tâm đa dạng sinh vật là Bạch Mã, Lâm Viên, Hoàng Liên Sơn, Cúc Phương, Yok Đôn và Cát Tiên. Trong số những loài đã công bố, có nhiều loài được xếp vào loại quý hiếm trên thế giới như: Sâm Ngọc Linh, Tam thất hoang, Bách hợp, Thông đỏ… trong đó, sâm Ngọc Linh (hay sâm Việt Nam) là một trong những loại sâm có hàm lượng Saponin nhiều nhất, cao hơn cả những loại sâm quý được nghiên cứu sử dụng lâu đời trên thế giới như sâm Triều Tiên, sâm Trung Quốc.

Sự đa dạng sinh học về cây thuốc luôn có mối tương quan chặt chẽ với sự đa dạng về bản sắc văn hoá dân tộc và tri thức y dược học của mỗi quốc gia. Việt Nam là ngôi nhà chung của 54 dân tộc mà phần lớn là các dân tộc thiểu số. Mỗi dân tộc lại có tập quán, niềm tin và kinh nghiệm sử dụng cây cỏ làm thuốc khác nhau.

Hiện nay đã tập hợp được 39.381 bài thuốc dân gian gia truyền của 12.531 vị lương y. Gần đây, nhiều dược phẩm còn được phát triển dựa trên tri thức sử dụng của cộng đồng như tri thức sử dụng cây Chè dây để chữa bệnh của người Tày ở Cao Bằng, hay tri thức sử dụng cây Tật lê chữa bệnh của người Chăm,… Các hoạt động này cũng góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn, giữ gìn và phát triển không ngừng các giá trị văn hóa dân tộc, đa dạng sinh học cây thuốc, đồng thời mở ra triển vọng cho việc phát triển những loại thuốc mới, mang lại một tương lai đầy hứa hẹn cho việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Sự đa dạng sinh học gắn liền với tri thức chữa bệnh của mỗi dân tộc

Bên cạnh đó, Việt Nam còn được thiên nhiên ưu đãi cho một phần địa hình thông với đại dương, với chiều dài hơn 3.000 km bờ biển, vùng biển rộng trên 1 triệu km2. Do vậy, cũng phải kể đến nguồn tài nguyên sinh vật biển nhiệt đới phong phú về số lượng, giàu có về hàm lượng. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra những hợp chất quý từ các loại rong biển, tảo biển cung cấp giá trị dinh dưỡng cao, có nhiều tác dụng làm đẹp, làm thuốc, đặc biệt là các chất có tác dụng chống ung thư, chất kháng khuẩn, chống viêm, chữa tăng huyết áp…. Tuy nhiên, lĩnh vực này vẫn chưa được tập trung nghiên cứu nhiều.

TS.Lương Y Phùng Tuấn Giang - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

Xem thêm