Ngoài ra, các nhà khoa học cũng khuyến cáo nên sử dụng dầu olive, dầu dừa, bơ hay thậm chí là mỡ lợn để nấu nướng thay cho các loại dầu trên
Kết quả của một loạt những thí nghiệm đã mang lại một cái nhìn khác đối với những khuyến cáo trước đây cho rằng những loại dầu chứa nhiều các chất béo chưa bão hòa như dầu ngô, dầu hướng dương mang lại những lợi ích tốt cho sức khỏe hơn so với mỡ động vật.
Theo nghiên cứu, việc đun nóng dầu thực vật sẽ giải phóng ra một lượng đáng kể các aldehyde được cho là chất có liên quan đến một loạt những bệnh nguy hiểm như ung thư, bệnh tim mạch và mất trí nhớ.
Giáo sư Grootveld, trường Đại học De Montfort ở Leicester đã đo nồng độ của các hợp chất độc được tạo ra khi dầu ăn bị đun nóng tới những nhiệt độ khác nhau. Tại nhiệt độ điểm khói, dầu bị phân hủy, bị oxy hóa và các hợp chất độc (toxicologic) có liên quan có thể được hình thành như aldehyde và lipid peroxyde (các sản phẩm oxy hóa lipid - Lipid Oxidation Products LOPs). Aldehyde là một chất độc gây ung thư, bệnh tim mạch hay mất trí nhớ, dị dạng thai nhi, viêm, nguy cơ loét và tăng huyết áp khi ăn hay hít phải dù với lượng ít.
Các thử nghiệm cho thấy:
Dầu ngô và dầu hướng dương tạo ra lượng aldehyde khi đun nóng nhiều gấp 3 lần bơ. Ngoài ra nhóm còn phát hiện thêm 2 loại aldehyde chưa từng biết tới trước đó trong các loại dầu thực vật khi gia nhiệt.
Một bữa ăn điển hình gồm cá và khoai tây chiên, được chiên trong dầu thực vật, chứa lượng aldehyde độc nhiều gấp 100 - 200 lần giới hạn an toàn hằng ngày theo qui định của WHO. Như vậy, về khoa học, nếu không đun nóng chất béo không bão hòa đa thì các loại dầu ngô và hướng dương vẫn là những lựa chọn lành mạnh (sử dụng ở nhiệt độ thường như làm salad trộn), chúng giúp giảm cholesterol xấu và giảm nguy cơ đột quy cùng các bệnh tim mạch.
Dầu olive và dầu hạt cải (dầu canola) ép lạnh cũng như bơ và mỡ ngỗng lại ít sản sinh aldehyde hơn. Dầu dừa sinh ra nồng độ aldehyde thấp nhất. Đó là bởi những loại dầu mỡ này giàu acid béo không bão hòa đơn (monounsaturated) và chất béo bão hoà (saturated) hơn nên giữ được ổn định tốt hơn khi đun nóng. Hay nói cách khác chúng sẽ ít nguy hiểm cho sức khoẻ hơn. Tuy nhiên với các chất béo ổn định cao trong môi trường nhiệt như bơ thì cũng chỉ nên sử dụng chừng mực vì chúng có thể làm tăng cholesterol xấu và nguy cơ hẹp động mạch vành và bệnh tim.
Khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng
Theo Giáo sư John Stein thuộc Khoa khoa học não bộ, Đại học Oxford, não bộ của con người đang thay đổi theo chiều hướng nhanh chóng như hiện tượng biến đổi khí hậu. Dầu thực vật rất giàu omega-6, và những acid béo này làm giảm tỷ lệ acid béo omega-3 bằng cách thay thế chúng. Nếu bạn ăn quá nhiều dầu ngô hay dầu hướng dương, não bộ sẽ hấp thụ nhiều omega-6 và tăng đào thải omega-3. GS. Stein tin rằng sự thiếu hụt omega-3 là yếu tố chủ yếu góp phần gây ra những vấn đề liên quan đến các bệnh về tâm thần. Do vậy người tiêu dùng nên loại bỏ dầu ngô và dầu hướng dương khỏi căn bếp và thay vào đó sử dụng dầu olive và bơ hoặc mỡ lợn cho việc nấu nướng.
Cơ quan Y tế quốc gia Hoa Kỳ (NHS) trước đây đã từng khuyến cáo thay thế các thực phẩm giàu chất béo bão hòa bằng những loại chứa ít chất béo hơn, và đưa ra cảnh báo đối với những loại thực phẩm chiên trong bơ hay mỡ động vật, đồng thời khuyên người tiêu dùng nên sử dụng dầu ngô, dầu hướng dương và dầu hạt cải để thay thế. Do các chất béo bão hòa làm tăng cholesterol máu và nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Tuy nhiên, giáo sư Grootveld thuộc đại học De Montfort ở Leicester người đã tiến hành một loạt những thí nghiệm trên dầu thực vật, nói rằng: “Đã hàng thập kỷ nay người ta khuyến cáo cho người tiêu dùng về những tác hại của bơ và mỡ động vật đối với sức khỏe, nhưng gần đây chúng tôi đã tìm ra rằng bơ hay mỡ động vật là loại thực phẩm rất tốt cho mục đích chiên rán thức ăn. Người ta cũng thường nói với chúng ta về việc dầu ngô hay dầu hướng dương tốt cho sức khỏe như thế nào. Nhưng khi bạn đun nóng chúng tới nhiệt độ cao trên chảo để chiên rán sẽ xảy ra một loạt các phản ứng hóa học tạo ra sự tích lũy một số lượng lớn các chất độc hại.”
Nhóm của GS. Grootveld đã tiến hành đo nồng độ các sản phẩm oxy hóa lipid (LOPs) được tạo ra khi dầu ăn bị đốt nóng tại các nhiệt độ khác nhau. Kết quả cho thấy dầu dừa tạo ra ít aldehyde độc hại nhất, trong khi dầu ngô và dầu hướng dương tạo ra lượng aldehyde nhiều gấp 3 lần so với bơ. Do vậy, giải pháp tốt nhất để hạn chế việc tạo thành những sản phẩm oxy hóa lipid khi nấu nướng là hãy tránh sử dụng dầu thực vật chứa nhiều acid béo không bão hòa (PUFA) để chiên rán thực phẩm. Theo GS. Grootveld, vấn đề nghiêm trọng này đã bị phớt lờ bởi ngành công nghiệp thực phẩm và những chuyên gia y tế. Những bằng chứng cho thấy rất nhiều độc tố sinh ra khi đun nóng dầu ăn đã hiện diện từ nhiều năm nay.
Do vậy, cơ quan Y tế cộng đồng England cho rằng các chất béo bão hòa chứa trong bơ và dầu dừa nên được sử dụng ở mức vừa phải và hợp lý trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.
Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.
Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Chấy rận không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng có thể giúp tăng cường sức đề kháng, giảm ngứa ngáy và hỗ trợ quá trình điều trị chấy rận hiệu quả hơn.
Ngải cứu là loại rau cũng như phương thuốc được dùng phổ biến trong đời sống người dân. Mặc dù ngải cứu đã được sử dụng nhiều trong y học phương Đông với nhiều công dụng tuyệt vời trong suốt chiều dài lịch sử, tuy nhiên y học hiện đại chưa chứng minh được tất cả những lợi ích cổ truyền của ngải cứu. Cùng tìm hiểu về loại cây này qua bài viết sau đây!
Ăn cà tím hàng ngày có lợi cho sức khỏe vì đây là nguồn vitamin, chất xơ, nasumin và acid chlorogenic dồi dào.
Khi nghĩ đến thực tế ảo, người ta thường liên tưởng đến trò chơi điện tử và các loại hình giải trí khác. Nhưng nó cũng cho thấy triển vọng như một phương pháp điều trị bổ sung trong y học. Nhiều nghiên cứu ban đầu cho thấy công nghệ thực tế ảo có thể hỗ trợ giảm đau, điều trị rối loạn căng thẳng sau sang chấn, ám ảnh sợ hãi và một số triệu chứng trầm cảm.