Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Xuất huyết não do u não

Khối u trong não có thể gây đột quỵ và chảy máu trong não. Đôi khi, khi có tình trạng xuất huyết não không thể giải thích bác sĩ sẽ tìm khối u như một nguyên nhân có thể. Nếu bạn có khối u não hoặc nếu bạn có xuất huyết não, bạn có thể có một số thắc mắc về mối liên hệ giữa chúng.

Xuất huyết não do u não

U não là gì?

U não có thể gây đột quỵ và chảy máu bao gồm khối u nguyên phát cũng như khối u di cân có thể lan khắp não.

Khối u nguyên phát là khối u khởi phát ở não. Những loại u bao gồm u màng đệm (thường lành tính và phát triển chậm), khối u tuyến yên, khối u thần kinh đệm (thường xâm lấn và phát triển nhanh), và những loại khối u khác.

Khối u di căn là ung thư bắt đầu từ một phần cơ thể (ví dụ phổi, vú hoặc thận) và lan đến những phần khác của cơ thể. Khối u có thể bắt đầu ở những nơi khác và xâm lấn vào não.

Triệu chứng của xuất huyết não do khối u

Triệu chứng của cơn đột quỵ do khối u sẽ phát triển khác với triệu chứng đột quỵ thông thường. Điều này là do hầu hết cơn đột quỵ xảy ra do tắc nghẽn đột ngột dòng máu đến một vùng não, có thể gây triệu chứng đột quỵ tiến triển đột ngột. Ngược lại, khối u tiến triển to ra từ từ vào mô não, gây nên triệu chứng tiến triển từ từ, qua ngày, tuần hoặc tháng.

Khi một khối u gây chảy máu, nó thường gây ra những triệu chứng tương tự với cơn đột quỵ do xuất huyết não điển hình.

Triệu chứng của chảy máu từ khối u não phụ thuộc vào một số yếu tố. Quan trọng nhất, số lượng máu đi vào mô não quyết định triệu chứng là  thứ yếu hay đáng kế

Triệu chứng của khối u gây chảy máu cũng phụ thuộc vào nơi có chảy máu, do chảy máu ở mỗi vùng gây nên những triệu chứng thần kinh khác với những triệu chứng do chảy máu ở vùng khác. Do đó, dấu hiệu của chảy máu não có thể từ đau đầu đơn thuần đến liệt, đe dọa tính mạng. Triệu chứng phổ biến nhất của chảy máu não do khối u bao gồm:

  • Yếu mặt hoặc tay hoặc chân một bên cơ thể
  • Tê bì mặt, chân tay một bên cơ thể
  • Mất khả năng hiểu ngôn ngữ hoặc không nói được
  • Mất khả năng hoặc khó khăn khi viết hoặc đọc
  • Chóng mặt hoặc mất thăng bằng và/hoặc buồn nôn và nôn.
  • Đau đầu nặng hoặc nhìn đôi
  • Thay dổi thị lực hoặc mù
  • Co giật hoặc động kinh

Chẩn đoán khối u não chảy máu như thế nào?

Chảy máu từ u não thường được chẩn đoán với sự hỗ trợ của chụp CT, là một trong công cụ hình ảnh được sử dụng để đánh giá một vấn đề nghi ngờ trong não. Với chụp CT, vùng chảy máu thường xuất hiện với vùng màu sáng đối lập với vùng xám của mô lành.

Chảy máu não thường được bao quanh bởi vùng tối hơn, thể hiện cho vùng sưng phù.

Hầu hết tổn thương não, bao gồm đột quỵ và u não, đều gây phù. Hình dạng và kích thước của vùng phù này giúp bác sĩ chẩn đoán phân biệt chảy máu là do u não hay do những tình trạng khác, ví dụ chấn thương đầu hoặc mạch máu chảy máu.

Thông thường nếu có bất kì nghi ngờ chảy máu do u não, xét nghiệm tiếp theo là chụp cộng hưởng từ não bộ, đi cùng với tiêm thuốc cản quang. Thuốc cản quang được sử dụng để giúp tạo sự tương phản sắc nét giữa vùng não khỏe mạnh, vùng máu và vùng mô ung thư.

Tỷ lệ khối u não gây chảy máu?

Đột quỵ do xuất huyết từ một khối u não thường khá hiếm gặp, chiếm khoảng 1-10% tất cả các nguyên nhân gây chảy máu trong não. Nguyên nhân thường gặp hơn của chảy mãu não bao gồm: chảy máu do thiếu máu, vỡ mạch, bệnh mạch máu amyloid, và chấn thương đầu.

Khối u não có xu hướng chảy máu phụ thuộc vào khối u là lành tính, ác tính, nguyên phát hoặc di căn. Mỗi loại u não lại có đặc điểm khác nhau, khiến chúng thường hoặc hiếm khi gây ra chảy máu. Ví dụ, tới 15% khối u tuyến yên gây chảy máu trong khi khối u màng đệm hiếm khi chảy máu.

Các phương pháp điều trị?

Điều trị chảy máu não do khối u phụ thuộc vào lượng máu và triệu chứng nó gây ra. Điều trị tiêu chuẩn là loại bỏ cả máu và khối u cùng lúc. Tuy nhiên, đôi khi, khi số lượng máu rất ít, và triệu chứng bệnh nhân nhẹ (đau đầu), phẫu thuật không cần thực hiện ngay lập tức.

Thông thường, nếu an toàn có thể đợi một vài tuần, để tiến hành một số xét nghiệm giúp khẳng định có ung thư ở đâu đó trong cơ thể và các điều trị ung thư khác là cần thiết hay không, ví dụ xạ trị và hóa trị.

Xuất huyết do khối u não có thể là một trong những biến chứng của ung thư. Đôi khi, xuất huyết là dấu hiệu đầu tiên của u não.

Nếu bạn hoặc người thân có xuất huyết não do khối u, bạn sẽ cần tuân theo điều trị nhiều chuyên khoa, bao gồm bác sĩ ung bướu, bác sĩ thần kinh và phẫu thuật thần kinh. Hồi phục có thể chậm và khiến bạn kiệt sức. Sự ủng hộ lớn từ gia đình và bạn bè có thể giúp hồi phục dễ dàng hơn.

Thông tin thêm trong bài viết: Dự phòng đột quỵ do xuất huyết

Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Xem thêm