Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các triệu chứng u não ở trẻ em

Các dấu hiệu và triệu chứng của u não của trẻ em là gì? Nếu bạn đang đặt ra câu hỏi này bạn có vẻ đang rất lo lắng. Điều đầu tiên bạn cần biết là tất cả các triệu chứng của u não hầu như đều không bắt nguồn từ khối u.

Các yếu tố ảnh hưởng đến các dấu hiệu và triệu chứng của u não ở trẻ em

Các triệu chứng của u não thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào nhiều yếu tố: vị trí khối u trong não, kích thước, mức độ phát triển khối u và độ tuổi của trẻ.

Bộ não con người cực kỳ tinh tế và phức tạp nên 1 khối u rất nhỏ có thể ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể. Tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng không cung cấp cái nhìn sâu sắc về việc liệu khối u đã lớn hay còn nhỏ.

Khối u não hoặc có thể là ác tính (ung thư) hoặc lành tính (không phải ung thư). U não chiếm khoảng 20% các trường hợp ung thư ở trẻ em.

Các triệu chứng u não ở trẻ em

Một lần nữa, điều quan trọng phải hiểu rằng tất cả các triệu chứng dưới đây có nhiều khả năng được gây ra bởi 1 tình trạng bệnh lý khác không phải là khối u não. Các triệu chứng không được liệt kê ở đây - và có thể là triệu chứng quan trọng nhất - là do các bậc cha mẹ “cảm nhận” được. Nếu bạn nhận thấy triệu chứng hoặc hành vi khác lạ nào của đứa trẻ làm bạn lo lắng, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa.

Nhức đầu

Nhức đầu là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh u não ở trẻ em, nhưng đau đầu có nhiều khả năng là do vấn đề sức khỏe khác gây ra.

Nhức đầu do u não càng xảy ra thường xuyên hơn và gia tăng mức độ nghiêm trọng theo thời gian. Nhức đầu xảy ra vào buổi sáng - đặc biệt là nếu nó làm trẻ thức giấc - và tăng dần trong ngày thì đáng lo hơn những cơn đau đầu xảy ra vào cuối ngày. Cơn đau đầu thường không thuyên giảm khi dùng thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc acetaminophen.

Trẻ càng nhức đầu hơn khi ho hoặc hắt hơi hoặc khi cúi người xuống. Buồn nôn và nôn mửa có thể xảy ra cùng với nhức đầu, và những cơn đau đầu càng nặng hơn sau khi nôn. Trong khi đau đầu ở trẻ em rất có thể là do 1 bệnh lý ít nghiêm trọng, bạn cũng không nên bỏ qua bệnh đau đầu mãn tính.

Co giật

Co giật cũng là triệu chứng phổ biến và thường là triệu chứng đầu tiên của u não. Co giật xảy ra ở 1 nửa số người bị u não. Các rối loạn co giật mà có thể biểu hiện khác nhau từ mức độ nghiêm trọng như co giật mạnh cho đến rung lắc nhẹ với cử động co giật, cho đến cả khi đứa trẻ chỉ bị “mất trí” tại 1 thời điểm. Nếu bạn nghi ngờ con bạn có thể đã lên cơn co giật, hãy đưa bé đến các cơ sở y tế ngay lập tức.

Thay đổi trạng thái tinh thần/Mệt mỏi

Sự thay đổi về giấc ngủ của con bạn có thể đáng lo ngại đặc biệt là khi kết hợp với các triệu chứng khác, mặc dù chắc chắn mệt mỏi còn do vô số nguyên nhân khác.

Một số cha mẹ đã dùng thuật ngữ khác để mô tả sự thay đổi này ở mức độ năng lượng của trẻ như “trơ cảm giác” thay vì mệt mỏi. Nói cách khác, ngay cả lúc bình thường 1 đứa trẻ có thể xuất hiện trạng thái ít tỉnh táo và giảm khả năng tập trung khi nói chuyện.

Suy giảm nhận thức

1 đứa trẻ với khối u não có thể có dấu hiệu của sự nhầm lẫn hoặc không hiểu được những điều trẻ đã làm trước đó. Cha mẹ có thể nhận thấy sự phát triển của con họ dường như đã chững lại và không đến được cột mốc phát triển mà họ mong đợi. Điều này dễ nhận ra hơn ở trẻ đang trong độ tuổi đi học và giáo viên có thể liên hệ với phụ huynh khi họ nhận ra vấn đề này. Ở trẻ nhỏ tuổi hơn, ví dụ có thể là trẻ mất nhiều thời gian hơn bình thường để hoàn thành yêu cầu đơn giản, ví dụ như gặp khó khăn khi xếp hình Lego. Những triệu chứng này có thể xuất hiện đột ngột hoặc rất từ ​​từ.

Thay đổi hành vi/nhân cách

1 số trẻ em có sự thay đổi tính cách, đặc biệt là trở nên dễ khó chịu. Dấu hiệu đặc trưng của triệu chứng này là nó là một sự thay đổi so với trước đây. 1 đứa trẻ thường ít nói có thể hay hét to, hoặc đứa trẻ nói nhiều lại ít nói hơn. Các phản ứng có thể không nhất thiết trùng với các tình huống. Ví dụ, trẻ có thể cười về điều gì đó mà không hề buồn cười, hoặc trở nên giận dữ mà không có lý do nào cả.

Mất sự phối hợp/Khó đi bộ

1 đứa trẻ với khối u não có thể gặp khó khăn tăng dần trong đi lại hoặc thậm chí ngồi do sự mất cảm giác cân bằng của bộ não. Trẻ có thể vấp ngã thường xuyên hơn hoặc va đập vào tường. Các hình thức phối hợp chẳng hạn như ăn uống có thể bị thay đổi, và trẻ có vẻ trở nên "vụng về" hơn. Thường thì trẻ em không nhận thấy những thay đổi này ở chính mình. Cách nói chuyện cũng có thể thay đổi với việc nói lắp hoặc nói quá chậm.

Buồn nôn và nôn mửa

Trẻ có thể cảm thấy buồn nôn, đặc biệt là khi bị nhức đầu, và có thể nôn mửa ít. Nôn cũng có thể rất mạnh mà thường được gọi là "nôn vọt”

Giảm thị lực

Khối u não thường gây triệu chứng nhìn đôi và các thay đổi thị giác khác. Trẻ có thể phàn nàn việc khó nhìn thấy hoặc đọc sách, hay đúng hơn là bạn có thể để ý rằng trẻ thường quay đầu để nhìn vào đối tượng và thường xuyên ngả đầu về phía đối tượng để nhìn được rõ hơn.

Thóp phồng

Ở trẻ sơ sinh, các đường nối các vùng trong não chưa đóng kín và các phần mềm tại chỗ vẫn còn hiện diện. Khi 1 khối u làm tăng áp lực nội sọ nó có thể khiến những chỗ mềm (các thóp) phình lên, và cha mẹ thậm chí còn có thể cảm nhận được phần nối giữa các phần xương sọ tách rời ra. Do sự mở rộng này, cha mẹ có thể nhận thấy rằng đầu đứa bé có vẻ to hơn bình thường.

Đánh giá của các triệu chứng

Điều quan trọng nhất bạn có thể làm là tin tưởng vào bản năng của những bậc cha mẹ. Nếu con bạn có bất cứ triệu chứng trên hoặc các triệu chứng khác làm bạn lo lắng, hãy nói chuyện với các bác sĩ nhi khoa. Có rất nhiều bệnh lý khác ngoài u não có thể gây ra những triệu chứng này, và chúng cũng cần chẩn đoán càng sớm càng tốt. Hãy trao đổi với bác sĩ về những cách để chẩn đoán 1 khối u não.

CTV Hồng Phúc - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Verywell)
Bình luận
Tin mới
  • 18/07/2025

    5 loại thực phẩm giúp ngăn ngừa loãng xương

    Để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung cấp đủ vitamin D và canxi theo nhu cầu của từng lứa tuổi qua chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng và giàu canxi.

  • 18/07/2025

    Ô nhiễm không khí và nguy cơ với sức khỏe, những giải pháp bảo vệ sức khỏe cho trẻ em.

    Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ nhỏ đang ở giai đoạn phát triển thể chất và thần kinh lại là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất.

  • 17/07/2025

    3 tác dụng phụ của quả vải và lưu ý khi ăn vải

    Quả vải tuy ngon miệng và bổ dưỡng nhưng cũng cần đi lưu ý một số điều khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là với một số đối tượng.

  • 17/07/2025

    Nhiệt độ thời tiết ảnh hưởng thế nào tới tâm trạng của bạn?

    Thời tiết thất thường có khiến bạn cảm thấy khó chịu. Trời mưa bạn sẽ cảm thấy buồn chán còn trời nắng bạn sẽ cảm thấy vui tươi hơn. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao cảm xúc của bạn luôn thay đổi khi thời tiết thay đổi hay chưa? Đặc biệt là vào lúc giao mùa? Vậy hãy cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu thêm với bài viết dưới đây

  • 16/07/2025

    Ăn rau quả nhiều màu sắc có lợi gì cho sức khỏe?

    Ăn rau quả nhiều màu sắc hay còn gọi là 'ăn cầu vồng' không chỉ đơn giản là cách trang trí món ăn hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

  • 16/07/2025

    Sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ: Những dấu hiệu cảnh báo không nên bỏ qua

    Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra, lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trẻ nhỏ lại là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn non yếu.

  • 15/07/2025

    Các hoạt động thể thao dưới nước phù hợp cho người cao tuổi trong mùa hè

    Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.

  • 14/07/2025

    Bài tập tốt nhất cho chứng đau thắt lưng

    Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.

Xem thêm