Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở người cao tuổi

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở người cao tuổi thường không có triệu chứng giống thông thường và chúng ta rất cần nắm vững điều này. Cùng tìm hiểu những thông tin nên biết về nhiễm trùng đường tiết niệu ở người già:

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở người cao tuổi

Triệu chứng điển hình của nhiễm trùng đường tiết niệu là cảm giác đau rát khi tiểu tiện và đi tiểu thường xuyên. Tuy nhiên, ở người cao tuổi, nhiễm trùng đường tiết niệu có thể sẽ không có những triệu chứng điển hình như vậy. Thay vào đó, những người cao tuổi, đặc biệt là những người bị chứng mất trí, sẽ trải qua các triệu chứng về mặt hành vi, như lú lẫn và không kiểm soát việc đi tiểu.

Hiểu thêm về nhiễm trùng đường tiết niệu

Hệ tiết niệu bao gồm:

  • Niệu đạo
  • Niệu quản
  • Bàng quang
  • Thận

Khi vi khuẩn xâm nhập và niệu đạo và hệ miễn dịch bắt đầu chống lại chúng, vi khuẩn có thể sẽ lan đến bàng quang và thận. Hậu quả là sẽ gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu ảnh hưởng đến khoảng 8.1 triệu người mỗi năm. Phụ nữ thường có nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu gấp 4 lần nam giới vì niệu đạo ngắn hơn nam giới. Hơn 1/3 trường hợp nhiễm trùng ở các bệnh nhân phải chăm sóc tại nhà là nhiễm trùng đường tiết niệu. 

Nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu cũng sẽ tăng lên theo tuổi. Khoảng 10% phụ nữ trên 65 tuổi báo cáo lại rằng bị nhiễm trùng đường tiết niệu trong năm vừa qua. Con số này tăng lên đến khoảng gần 30% với những phụ nữ trên 85 tuổi. Nam giới cũng sẽ có nguy có bị nhiễm trùng đường tiết niệu khi họ lớn tuổi.

Triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu ở người cao tuổi

Rất khó để xác định người cao tuổi có bị nhiễm trùng đường tiết niệu hay không bởi vì họ thường không biểu hiện các triệu chứng điển hình. Nguyên nhân có thể là do đáp ứng miễn dịch chậm do quá trình lão hóa.

Các triệu chứng điển hình của nhiễm trùng đường tiết niệu:

  • Nóng rát niệu đạo khi đi tiểu
  • Đau vùng chậu
  • Đi tiểu thường xuyên không kiểm soát
  • Nhu cầu đi tiểu nhiều hơn
  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Nước tiểu có mùi hôi

Khi một người cao tuổi có những triệu chứng điển hình của nhiễm trùng đường tiết niệu, họ sẽ không để cho bạn biết điều đó, đôi khi là do chứng đãng trí hoặc bệnh Alzheimer mà họ sẽ quên nói với bạn. Các triệu chứng như lú lẫn có thể rất mơ hồ và có thể rất giống với nhiều bệnh khác.

Các triệu chứng không điển hình của nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm:

  • Tiểu tiện không tự chủ
  • Lo lắng
  • Lơ mơ hoặc hôn mê
  • Té ngã
  • Bí tiểu
  • Giảm khả năng di chuyển
  • Giảm cảm giác thèm ăn

Các triệu chứng khác sẽ xảy ra nếu tình trạng nhiễm trùng lan đến thận. Những triệu chứng này bao gồm:

  • Sốt
  • Da ửng đỏ
  • Đau lưng
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa

Nguyên nhân nhiễm trùng đường tiết niệu

Nguyên nhân chính của nhiễm trùng đường tiết niệu, ở bất kỳ lứa tuổi nào, thường là do vi khuẩn. Escherichia Coli là loại vi khuẩn chính gây ra tình trạng này, nhưng các loại vi sinh vật khác cũng có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu.

Ở người cao tuổi phải đặt các loại ống thông hoặc cần đến sự chăm sóc của y tá, các loại vi khuẩn như Enterococci và Staphylococci thường phổ biến hơn.

Nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu ở người cao tuổi

Một số yếu tố nhất định sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu ở người cao tuổi. Các bệnh phổ biến ở người già có thể dẫn đến bí tiểu hoặc các vấn đề về bàng quang liên quan đến thần kinh. Việc này có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Các bệnh đó bao gồm bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, và tiểu đường.

Những tình trạng khác làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu ở người cao tuổi bao gồm:

  • Tiền sử bị nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Chứng mất trí
  • Dùng ống thông bàng quang
  • Không tự chủ được bàng quang
  • Không kiểm soát được nhu động ruột
  • Sa bàng quang

Ở phụ nữ: Phụ nữ sau mãn kinh thường có nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn bởi sự suy giảm nội tiết tố estrogen. Estrogen có thể giúp bảo vệ âm đạo và niệu đạo khỏi sự phát triển ồ ạt của vi khuẩn E.coli. Khi lượng estrogen giảm đi trong quá trình mãn kinh, E.coli có thể sẽ phát triển và gây nhiễm trùng.

Ở nam giới: Các tình trạng sau đây có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới:

  • Sỏi bàng quang
  • Sỏi thận
  • Phì đại tiền liệt tuyến
  • Đặt ống thông
  • Viêm tiền liệt tuyến do vi khuẩn – một tình trạng viêm mãn tính của tiền liệt tuyến.

Chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu ở người cao tuổi

Cảm giác mơ hồ, một triệu chứng không điển hình, cũng như chứng lú lẫn có thể làm tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu khó chẩn đoán hơn ở người cao tuổi. Nếu bác sỹ nghi ngờ bị nhiễm trùng đường tiết niệu, việc chẩn đoán xác định sẽ rất dễ dàng thông qua việc phân tích nước tiểu. Bác sỹ sẽ tiến hành xét nghiệm để tìm ra loại vi khuẩn gây nhiễm trùng và loại kháng sinh tốt nhất để điều trị chúng.

Có những bộ test có thể kiểm tra lượng nitrat và lượng bạch cầu tại nhà. Nitrat và bạch cầu đều có trong nước tiểu của người bị nhiễm trùng đường tiết niệu.  Bởi vì thông thường, nước tiểu vẫn chứa vi khuẩn với một lượng nhất định, nên các loại test tại nhà này thường kém chính xác. Gọi cho bác sỹ nếu bạn làm test tại nhà và cho kết quả dương tính.

Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu ở người cao tuổi

Kháng sinh thường là lựa chọn điều trị cho nhiễm trùng đường tiết niệu ở người cao tuổi và người trẻ hơn. Bác sỹ có thể sẽ kê amoxicillin và nitrofurantoin. Những trường hợp nhiễm trùng nặng hơn sẽ cần đến các kháng sinh phổ rộng như ciprofloxacin và levofloxacin.

Bạn nên sử dụng kháng sinh càng sớm càng tốt và nên dùng kháng sinh trong suốt quá trình điều trị. Tình trạng nhiễm trùng có thể sẽ biến mất trong vài ngày. Ngừng điều trị sớm, kể cả khi các triệu chứng đã biến mất, có thể làm tăng nguy cơ tái phát và kháng kháng sinh.

Uống nhiều nước trong quá trình điều trị là rất quan trọng để loại bỏ các vi khuẩn còn sót lại.

Người bị nhiễm trùng đường tiết niệu nhiều hơn 2 lần trong vòng 6 tháng hoặc nhiều hơn 3 lần trong vòng 12 tháng có thể sử dụng kháng sinh dự phòng. Có nghĩa là sẽ phải uống kháng sinh hàng ngày để dự phòng nhiễm trùng đường tiết niệu

Những người cao tuổi khỏe mạnh có thể sẽ muốn sử dụng các loại thuốc không kê đơn làm giảm đau do nhiễm trùng đường tiết niệu như AZO, acetaminophen hoặc ibuprofen để làm giảm cảm giác nóng rát và giảm số lần đi tiểu. Chườm nóng có thể sẽ làm giảm các cơn đau vùng chậu và đau lưng. Người lớn tuổi mắc các bệnh khác không nên dùng các phương pháp chữa trị tại nhà mà không hỏi ý kiến bác sỹ.

Dự phòng nhiễm trùng đường tiết niệu ở người cao tuổi

Không thể dự phòng được tất cả các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu, nhưng những bước dưới đây có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu ở người cao tuổi:

  • Uống nhiều nước
  • Tránh dùng các chất kích thích bàng quang như caffein và rượu
  • Giữ vùng sinh dục sạch sẽ bằng cách lau theo hướng từ trước ra sau sau khi đi vệ sinh
  • Không thụt rửa âm đạo
  • Đi tiểu ngay khi muốn, không nhịn tiểu
Những người bị liệt, bất động hoặc không thể tự chăm sóc bản thân là những người cần được dự phòng nhiễm trùng đường tiết niệu nhiều hơn bởi họ phụ thuộc hoàn toàn vào người khác để giữ cơ thể mình khô và sạch. Nếu người thân của bạn ở trong trường hợp này, hãy nói với người chăm sóc về việc kiểm soát vệ sinh cá nhân cho người bệnh. Đảm bảo rằng người chăm sóc ý thức được các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu và cách xử trí.
Bình luận
Tin mới
  • 27/07/2024

    Ảo giác và chóng mặt trong bệnh đa xơ cứng

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh miễn dịch mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số người có thể bị ảo giác, choáng váng hoặc chóng mặt.

  • 27/07/2024

    9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

    Trẻ nhỏ có làn da rất mềm mại và mỏng manh. Vì vậy, các bé có thể gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý về da. Cùng tham khảo một vài gợi ý cũng như lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của em bé nhà bạn.

  • 26/07/2024

    Hiện tượng co giật cơ có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu chất

    Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • 26/07/2024

    Cách làm màu thực phẩm tự nhiên

    Màu thực phẩm tự nhiên là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào công thức nấu ăn bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã có sẵn trong tủ đựng thức ăn, giá đựng gia vị hoặc rau củ trong nhà. Màu thực phẩm tự nhiên được coi là sự thay thế lành mạnh hơn cho màu thực phẩm nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và không chứa các hóa chất độc hại mà màu nhân tạo có thể có.

  • 26/07/2024

    6 bài tập cải thiện cơ bắp toàn thân không cần dụng cụ

    Sử dụng chính trọng lượng cơ thể mình, bạn có thể rèn luyện cơ bắp toàn thân với 6 bài tập thể dục không cần có thêm dụng cụ hỗ trợ.

  • 26/07/2024

    Tổng kết Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà"

    Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà" do Trung tâm Đào tạo Y học ứng dụng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Vesta-B Việt Nam tổ chức từ ngày 12 - 13/6/ đã kết thúc tốt đẹp

  • 26/07/2024

    Lý do khiến cân nặng của bạn thay đổi trong ngày

    Cân nặng của chúng ta khi cân vào buổi sáng sẽ không giống với khi cân vào buổi tối. Vậy đâu mới là cân nặng chính xác của chúng ta? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 26/07/2024

    5 mẹo đơn giản để ngủ nhanh và ngon hơn

    Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn có một ngày mới tràn đầy năng lượng và làm việc hiệu quả hơn.

Xem thêm