Nguyên nhân không ngờ gây bệnh trĩ
Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch ở trực tràng bị viêm và sưng lên, gây đau đớn và khó chịu. Một số triệu chứng chính của bệnh là chảy máu trực tràng, đi tiêu đau, phân có máu, đau bụng dưới, táo bón, ngứa hậu môn...
Trĩ có thể khiến người bệnh khó khăn khi đi bộ, ngồi, thậm chí nếu không điều trị kịp thời, có thể gây viêm loét trực tràng và ung thư. Vì vậy, bạn cần phải hiểu rõ nguyên nhân gây ra bệnh trĩ để phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn.
Nâng vật nặng
Theo Boldsky, nếu bạn thường xuyên phải làm việc nặng, khuân vác nhiều đồ nặng, vùng hậu môn có thể bị ảnh hưởng, khiến các tĩnh mạch bị vỡ, gây ra trĩ.
Tập thể dục quá ít hoặc quá nhiều
Ít vận động, lười tập thể dục có thể dẫn tới béo phì, gây áp lực dư thừa lên vùng trực tràng. Điều này khiến việc đi tiêu trở nên không đều, khó khăn, hệ bài tiết hoạt động kém, dẫn đến trĩ là điều khó tránh khỏi.
Ngoài ra, tập thể dục quá sức cũng gây ra trĩ ở nhiều người, vì nó có thể tạo áp lực lên vùng bụng dưới, đặc biệt với các bài tập chân.
Ngồi vệ sinh quá lâu
Nếu bạn ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh, cố ép mình phải đi vệ sinh, các tĩnh mạch trực tràng có thể bị viêm, gây ra trĩ.
Ăn nhiều thực phẩm rác
Tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất béo, dầu mỡ thường xuyên có thể làm cứng phân, khó tiêu, lâu dần sẽ gây bệnh khi bạn cố gắng đẩy phân ra ngoài.
Táo bón, tiêu chảy
Táo bón là hiện tượng rối loạn hệ tiêu hóa, phân khô cứng, hoạt động đẩy chất thải kém, gây khó khăn trong việc đi đại tiện. Nó có thể làm vỡ các tĩnh mạch trực tràng, tạo áp lực lên hậu môn, làm đứt, rách hay nứt kẽ hậu môn, gây bệnh trĩ.
Trong khi đó, tiêu chảy cũng khiến bạn phải đi vệ sinh thường xuyên, liên tục, vô tình phá vỡ các tĩnh mạch trực tràng và cũng có thể gây ra trĩ.
Mang thai
Thời kỳ mang thai và sinh con của người phụ nữ là thời điểm dễ mắc bệnh trĩ. Thời gian này, thai nhi trong bụng mẹ càng ngày càng lớn sẽ tạo áp lực lên vùng bụng, trực tràng, khiến tĩnh mạch ở hậu môn khó lưu thông máu, áp lực ngày càng tăng, có thể khiến trĩ xuất hiện.
Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.
Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.
Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.
Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?
Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.
Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.
Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?