Co giật do sốt cao thường gặp nhất là ở trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi. Hầu hết trẻ em (95-98%) bị co giật do sốt cao sẽ không tiếp tục phát triển chứng rối loạn co giật (ví dụ như động kinh) trong tương lai.
Co giật do sốt cao có thể kéo dài từ vài giây đến 10 phút hoặc thậm chí là 15 phút.
Các dấu hiệu cho thấy con bạn bị co giật do sốt cao có thể là: mắt trợn ngược lên, cứng và giật cánh tay hoặc chân hoặc co cứng toàn cơ thể và mất ý thức. Một số trẻ sẽ cảm thấy buồn ngủ khi cơn co giật kết thúc, và một số trẻ khác sẽ trở về trạng thái bình thường.
Khi nào cơn co giật do sốt cao sẽ xuất hiện?
Không ai biết chắc chắn tại sao một số trẻ lại bị co giật do sốt cao còn một số trẻ khác lại không bị và không có cách nào để dự đoán trước trẻ có bị co giật do sốt cao hay không.
Hầu hết các cơn co giật đều xảy ra trong vòng 24 giờ đầu tiên của cơn sốt. Chúng thường xảy ra khi nhiệt độ của trẻ trên 39 đến khoảng 40 độ. Tuy nhiên, khi nhiệt độ cơ thể ở mức cao hơn nữa thì trẻ lại không bị co giật.
Nếu con bạn bị co giật do sốt cao, bạn không nên cố gắng ghìm, giữ chặt trẻ trong suốt quá trình bị co giật. Mặc dù rất đáng sợ khi nhìn thấy điều này, nhưng điều tốt nhất nên làm là để những vật dụng có thể gây tổn thương trẻ ra xa và đợi cho cơn co giật dừng lại, sau đó đưa trẻ đến bệnh viện hoặc gọi bác sỹ.
Một số lưu ý:
Gọi cấp cứu ngay nếu:
Chuyện gì xảy ra tiếp theo?
Không có cách nào để ngăn ngừa cơn co giật do sốt cao. Nhiều bác sỹ sẽ khuyến nghị hạ sốt bằng thuốc hạ sốt (như Tylenol hoặc Motrin) nhưng các nghiên cứu chưa chứng minh được rằng thuốc hạ sốt có thể dự phòng được tình trạng động kinh.
Chỉ có khoảng một phần ba số trẻ em bị co giật do sốt cao sẽ tiếp tục có một cơn sốt khác. Hầu hết trẻ em sẽ không mắc phải tình trạng này nữa sau khi lên 5 tuổi. Hầu hết trẻ em bị co giật do sốt cao sẽ không cần phải xét nghiệm thêm nữa, nhưng nếu bác sỹ lo ngại về nguyên nhân gây sốt, bác sỹ có thể sẽ yêu cầu một số loại xét nghiệm nhất định.
Nếu bạn có thắc mắc hoặc câu hỏi về cơn co giật do sốt cao, hãy liên hệ với bác sỹ của bạn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sốt virus ở trẻ em
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?