Câu hỏi được đặt ra với các bà mẹ đang mang thai rằng liệu COVID-19 có tấn công họ nhiều hơn so với người bình thường hay không? Và nếu như họ bị nhiễm thì có gây hại cho em bé hay không?
Hiện tại dữ liệu về thai kỳ và COVID-19 vẫn chưa đầy đủ. Tuy nhiên, các bằng chứng khoa học đã chỉ ra rằng mang thai dường như khiến cơ thể phụ nữ dễ bị tổn thương hơn với COVID-19 do các cơ quan mà coronavirus tấn công nhiều là phổi và hệ tim mạch thì lại hoạt động nhiều trong thai kỳ.
Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây về phụ nữ mang thai bị nhiễm SARS-CoV-2 ở mức độ nhẹ hoặc không có triệu chứng cho thấy rằng những thay đổi miễn dịch chống lại tình trạng viêm liên quan đến căn bệnh này. Những tác động tồi tệ nhất của COVID-19 thường là kết quả của phản ứng miễn dịch từ cơ thể sản xuất quá mức, phân tử protein điều hòa miễn dịch được gọi là cytokine. ‘Cơn bão cytokine’ này dẫn đến tình trạng viêm có thể gây tổn thương mô rộng, suy cơ quan và tử vong.
Các nhà nghiên cứu tại Ý, Hoa Kỳ và Úc, đã kiểm tra mức độ của 62 loại cytokine trong huyết tương của 14 phụ nữ mang thai bị nhiễm SARS-CoV-2, cùng với 28 phụ nữ mang thai không bị nhiễm bệnh và 15 phụ nữ cùng độ tuổi không mang thai. Họ cũng theo dõi mức độ của các tế bào quan trọng của hệ thống miễn dịch. Điều tra viên chính của nghiên cứu cho biết phụ nữ mang thai bị SARS-CoV-2 có thể kiểm soát tình trạng viêm thông qua việc sản xuất các phân tử chống viêm để đối trọng với các phân tử gây viêm. Ngay cả khi lượng tế bào bạch cầu trung tính tăng lên cho thấy phản ứng viêm, các đối tượng thai phụ vẫn có mức phân tử interleukin-6 bình thường , là cytokine chính được coi là nguyên nhân gây viêm. Nếu việc mang thai xảy ra ở những phụ nữ khỏe mạnh không có các yếu tố nguy cơ chính gây viêm nhiễm, như béo phì hoặc tăng huyết áp, thì phản ứng với SARS-CoV-2 sẽ được kiểm soát tốt. Điều này là do những thay đổi tự nhiên của hệ thống miễn dịch trong thời kỳ mang thai giúp bảo vệ thai nhi đang phát triển khỏi sự tấn công của hệ miễn dịch.
Nhóm các nhà khoa học sẽ tiếp tục theo dõi những phụ nữ trong nghiên cứu và thêm những người khác. Họ cũng hy vọng sẽ khám phá ra chi tiết về cơ chế phân tử đằng sau tác dụng bảo vệ kỳ diệu này. Điều này có thể dẫn đến những hiểu biết sâu sắc có thể giúp điều trị những phụ nữ mang thai gặp phải các vấn đề do COVID-19 gây ra.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Dinh dưỡng cần thiết đối với phụ nữ mang thai trong mùa dịch
Tuy không phải là yếu tố quyết định nhưng dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến quá trình dậy thì ở nữ giới. Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm không lành mạnh sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến dậy thì sớm.
Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.
Da của chúng ta là cơ quan lớn nhất của cơ thể và nhiều tình trạng da có cả biểu hiện bên trong và bên ngoài. Chỉ có một số ít nghiên cứu đã xem xét cách chế độ ăn uống có thể tác động đến một số tình trạng da liễu nhất định. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê danh sách các tình trạng da phổ biến và cách chế độ ăn uống có thể giúp ích hoặc gây hại cho làn da của bạn.
Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.
Một nghiên cứu mới cho thấy, ngay cả khi bạn hút thuốc lá điện tử không chứa nicotine vẫn có tác động tiêu cực đến lưu lượng máu của cơ thể.
Khi bạn già đi, làn da cũng như các cơ quan khác sẽ bị lão hóa như một lẽ tự nhiên. Hãy cùng nhau tìm hiểu những điều xảy ra với làn da khi già đi qua bài viết dưới đây.
Tiêu hóa là một chức năng vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể trong mọi giai đoạn, đặc biệt là năm đầu tiên của cuộc đời.