Mỗi gia đình nên chuẩn bị sẵn những loại thuốc không cần kê đơn sau, để xử trí tình huống mắc bệnh thông thường như ho, sốt, tiêu chảy, đầy hơi... hoặc tự điều trị những triệu chứng nhẹ khi mắc Covid-19.
Sốt, đau mỏi cơ khớp
Nhóm thuốc acetaminophen 500mg (paracetamol) uống mỗi khi sốt trên 38 độ C. Liều dùng dưới 4 g/ngày đối với người không có bệnh lý gan, không nghiện rượu. Liều dùng an toàn theo khuyến cáo của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho người bệnh xơ gan, không nghiện rượu là 2 - 3g/ngày, người nghiện rượu ≤2 g/ngày.
Đối với trẻ em, liều acetaminophen đường uống 10-15 mg/kg cân nặng, cách 4-6 giờ, không quá 75 mg/kg trong 24 giờ. Có thể sử dụng paracetamol dạng viên đặt hậu môn cho trẻ, liều khuyến cáo từ 10 - 20mg/kg/liều, cách 4 - 6 giờ.
Ho khan
Nhóm thuốc dextromethorphan 20-30 mg uống mỗi 6-8 giờ, tối đa 120 mg/ngày. Thuốc này được bán ở dạng viên nén hoặc siro. Hàm lượng viên nén 10-60 mg hoặc siro với nồng độ dextromethorphan 5 mg/5ml; 7,5 mg/5ml; 30 mg/5ml.
Bạn cần xem kỹ liều dùng trước khi uống. Người có tiền căn hen phế quản, người đang điều trị thuốc parkinson, điều trị thuốc chống trầm cảm hay rối loạn tâm thần cần được tư vấn theo dõi khi dùng thuốc.
Ho có đàm
Nhóm thuốc N-Acetycystein 200mg, uống mỗi 6 - 8 giờ. Trẻ em dưới hai tuổi uống 200 mg/ngày chia hai lần. Trẻ 2 - 6 tuổi uống 200mg, hai lần mỗi ngày. Thuốc có tác dụng tiêu chất nhầy, giảm độ quánh của đàm. Thận trọng khi sử dụng trên người có tiền căn hen phế quản.
Rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy)
Oresol 245 pha nước uống khi bị tiêu chảy. Một gói pha với 200ml nước đun sôi để nguội, uống ngay sau khi đi tiêu.
Trường hợp chưa mua được oresol, bạn có thể pha dung dịch muối đường theo tỷ lệ 8 muỗng cà phê đường với một muỗng cà phê muối trong một lít nước đã đun sôi để nguội. Có thể uống xen kẽ với trà gừng (dạng túi gói pha sẵn) hoặc sử dụng vài lát gừng tươi hãm nước ấm uống.
Trào ngược dạ dày - thực quản/đầy hơi
Nhóm thuốc omeprazole 20mg (hoặc esomeprazole 20mg, hoặc pantoprazole 40mg), uống một viên trước ăn 30 phút sáng, chiều. Người có tiền căn bệnh lý dạ dày cần tham vấn thêm với bác sĩ để có liều sử dụng phù hợp.
Bên cạnh những thuốc trên, bạn có thể chuẩn bị thuốc ho siro thảo dược, kẹo ngậm (kẹo gừng, chanh muối) để giảm cảm giác nhạt miệng. Vitamin C sủi liều 1 g/viên hoặc viên sủi tổng hợp nhóm B và C có thể dùng một viên mỗi ngày. Viên xông tinh dầu (eugica hoặc tragutan) hòa vào nước ấm để xông mũi khi có triệu chứng ngạt mũi.
Trong bữa ăn hàng ngày, bạn bổ sung thêm một số rau thơm như kinh giới, tía tô, húng cay, bạc hà... thái nhỏ để ăn với cháo hoặc ăn kèm với các món chính.
Nên chia nhỏ bữa ăn, cố gắng ăn nhiều lần trong ngày khi bị nhiễm bệnh để duy trì sức đề kháng cho cơ thể. Trường hợp người bệnh ăn ít trái cây, có thể thay thế bằng cách ép ra các loại nước sinh tố như nước ép ổi, cà chua, táo, lê... uống xen kẽ với nước lọc trong ngày.
Trong y học cổ truyền, các thảo dược có công năng long đờm giảm ho, như tỳ bà diệp, quất bì, tô tử, bạch giới tử... khi kết hợp trong bài thuốc thang giúp thúc đẩy khí huyết ra toàn thân. Tùy theo thể bệnh và giai đoạn bệnh có thể gia giảm thêm các vị thuốc duy trì chức năng của tạng phế, như bối mẫu, a giao, can địa hoàng... hoặc các vị bổ khí như nhân sâm, hoàng kỳ.
Sử dụng thuốc y học cổ truyền (chế phẩm hoặc thuốc thang sắc) giúp hỗ trợ điều trị các triệu chứng ho, đàm, chán ăn, mệt mỏi cho bệnh nhân Covid-19 có biểu hiện triệu chứng nhẹ, trung bình. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn sử dụng thuốc phù hợp.
Ngoài ra, người dân, nhất là các F0, cần tập các bài tập thở. Ví dụ, bài tập thở bụng: hít sâu từ từ bằng mũi cho bụng phình ra tối đa. Sau đó chu môi thở ra bằng miệng từ từ cho bụng xẹp xuống hết cỡ.
Khi tập không gắng sức, chia thành nhiều lần tập trong ngày và theo dõi các triệu chứng. Liên hệ với nhân viên y tế khi thấy khó thở, đếm nhịp thở trên 30 lần/phút, đo nồng độ oxy trong máu SpO2 < 95%, hoặc có các triệu chứng sốt cao không đáp ứng với hạ sốt, li bì, nôn ói nhiều. Người bệnh chủ động khai báo thông tin y tế và liên hệ với y tế địa phương thường xuyên để cập nhật diễn tiến bệnh.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Nghiên cứu ra loại thuốc có thể diệt virus corona trong 48 giờ.
Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.