Đại dịch COVID-19 khiến cho tất cả mọi người đều lo lắng. Việc lo lắng qua mức có thể ảnh hưởng nhiều đến bệnh nền tim mạch của người bệnh. Do vậy, một số gợi ý sau đây có thể giúp bạn bình tâm hơn để đối diện với dịch bệnh này.
Đảm bảo một chế độ dinh dưỡng tốt, điều độ và lành mạnh
Bạn cần ăn để giữ sức khỏe, nhưng ăn uống điều độ cũng cung cấp các vitamin và khoáng chất thiết yếu để chống lại lo âu.
Ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả và rau tươi (tất cả các loại màu sắc) sẽ có tác dụng rất tốt cho sức khỏe tinh thần của bạn và giúp làm giảm lo âu.
Hạn chế các đồ ngọt như bánh ngọt, bánh quy và chocolate mặc dù nó rất ngon, bởi có sự liên quan xấu giữa các thực phẩm ngọt nói trên với vấn đề lo âu. Tương tự như vậy là đối với rượu bia, không nên lạm dụng.
Uống nhiều nước
Bạn cần uống nước đầy đủ hàng ngày. Uống đều đặn, không cần chờ khát.
Bên cạnh đó, vào một lúc thuận tiện, bạn có thể tự thưởng thức một cốc trà hay cà phê ở một góc yên tĩnh, bên cửa sổ, trong sân vườn nhà. Việc này sẽ rất hữu ích giúp bạn bình tâm hơn và làm dịu những lo âu.
Tập thể dục đều
Nếu không giãn cách tuyệt đối, bạn có thể đi dạo bộ nhưng phải giữ khoảng cách với những người xung quanh.
Trên thực tế, đi ra ngoài ban ngày (ngay cả khi trời nhiều mây) sẽ giúp ích cho sức khỏe tinh thần của bạn.
Nếu có khu vườn, đi dạo quanh vườn, tập aerobic nhẹ nhàng (hoặc tập nặng tùy theo khả năng của bạn), nhảy dây, bước lên bước xuống bậc cầu thang theo nhạc v.v... là các ví dụ về việc tập thể dục có thể giúp làm giảm lo âu.
Trong những ngày yêu cầu giãn cách tuyệt đối, bạn nên tận dụng thời gian tập luyện ngay tại nhà. Bạn có thể tập các bài tập mà mình thấy thoải mái nhất và có ích như yoga, thể dục nhịp điệu… dựa theo khả năng gắng sức, phù hợp với tình trạng bệnh tim mạch của bạn, được thầy thuốc chuyên khoa đưa ra khuyến nghị cụ thể.
Sử dụng các phương cách giao tiếp xã hội trực tuyến
Giao tiếp trực tuyến với bạn bè, người thân nên thực hiện hàng ngày để chia sẻ, giải tỏa lo âu.
Nếu bạn có sẵn các nền tảng giao tiếp như Facetime, Zalo, Viber… hãy thường xuyên giao tiếp với bạn bè và gia đình, hãy thực hiện dù chỉ một lần một ngày với người này người kia để giúp bạn giải tỏa lo âu. Hoặc nếu không thì gọi điện thoại cho họ. Điều này sẽ giúp bạn có các kế hoạch hàng ngày - vài điều để mong đợi - và giúp bạn giữ liên lạc với thế giới. Nghĩ đến người khác, nghe ngóng xem có gì xảy ra với họ không và đề nghị hỗ trợ họ nếu có thể cũng sẽ làm bạn quên đi nỗi lo lắng của mình đấy!
Luôn tạo ra việc để làm
Ghi ra một danh sách những điều bạn có thể làm ví dụ như lau chùi tủ ly, dọn phòng, sắp xếp lại tủ quần áo, chăm sóc vườn cây, sửa chữa đồ trong nhà v.v... Bạn không nhất thiết phải làm tất cả mọi việc trong danh sách, và không phải làm hết tất cả trong cùng một lúc. Việc lập kế hoạch như vậy sẽ giúp bạn thường xuyên có công việc tiếp theo để giải quyết khi cảm thấy lo lắng. Cảm giác vui vẻ, sung sướng khi đạt được điều gì đó theo kế hoạch đã đề ra là vô cùng quý giá.
Làm vườn và các việc nhà khác giúp bạn tránh xa căng thẳng, lo âu, bình tâm vượt qua giãn cách xã hội.
Hoạt động giải trí
Bạn hãy tăng cường các hoạt động giải trí như nghe nhạc, đọc sách, giải ô chữ, đan, khâu, vẽ tranh, chơi một nhạc cụ nào đó v.v... Bất kỳ điều gì mà bạn thích nhưng thường không có đủ thời gian để làm. Bất kỳ điều gì giúp bạn giải tỏa khỏi những suy nghĩ tiêu cực hay yêu cầu sự tập trung, đều hữu ích.
Tránh xa khỏi các thông tin tiêu cực
Nghe tin tức, xem thời sự trên TV, điện thoại/máy tính xách tay… đều là những cập nhật cần thiết nhưng chỉ nên ít lần trong ngày (tốt nhất là chỉ 1 lần). Các thông tin cơ bản thời sự trong ngày sẽ không thay đổi nhiều nhưng nghe lặp lại và nhiều lần sẽ dễ gây cảm giác lo âu. Bên cạnh đó, nhiều tin tiêu cực hoặc thông tin giả, tin thất thiệt cũng ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, đặc biệt là các thông tin không chính thống hướng dẫn phòng chống bệnh một cách không khoa học có thể gây hại.
Tập hít thở
Thiền giúp bạn khỏe mạnh cả về tâm trí lẫn sức khỏe tổng thể.
Bài tập đơn giản này thực sự sẽ hiệu quả chống lại cơn lo âu. Khi cơn lo âu choán lấy tâm trí bạn, khiến bạn không thể làm được việc gì. Hãy ngồi (hoặc đứng) trong trạng thái thoải mái (siết chặt và thả lỏng các cơ bắp để bạn có thể cảm nhận được sự khác biệt giữa trạng thái thoải mái và căng thẳng).
Tập trung vào nhịp thở, hít vào sâu, đếm đến 5 sau đó thở ra chậm trong khi đếm dần đến 10. Làm đi làm lại một vài lần, cho đến khi bạn sẽ thấy cơn lo âu dần giảm đi giúp bạn có thể làm được các hoạt động như đã mô tả ở trên. Nếu bạn có thể, tập Yoga hoặc tập thiền giúp bạn hít thở nhịp nhàng và thư thái.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Dịch COVID quay trở lại, bạn cần biết 9 nhóm bệnh nền chính.
Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.