Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

11 điều cần biết về thân nhiệt của bạn

Bạn nghĩ rằng mình đã biết rất rõ thế nào là thân nhiệt bình thường hay khi nào thì bạn sốt? Những thông tin dưới đây có thể nằm ngoài những gì bạn vẫn luôn tin tưởng.

Thân nhiệt có thể cho chúng ta biết được rất nhiều về sức khỏe của mình. Từ trước đến nay, thân nhiệt là một trong những dấu hiệu sinh tồn quan trọng luôn được các bác sĩ kiểm tra khi gặp bệnh nhân hoặc người cần được hỗ trợ y tế. Nhiễm trùng có thể gây sốt, điều này hầu như tất cả mọi người đều biết. Nhưng thân nhiệt của chúng ta cũng thay đổi theo độ tuổi, giới tính, và ngay cả khi một ai đó đang nói dối nữa. Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu thêm về thân nhiệt và những điều có thể bạn chưa biết trong bài viết dưới dây.

  1. Như thế nào được coi là thân nhiệt bình thường?

Thân nhiệt trung bình được quy định là 37 độ C. Nhưng thân nhiệt “bình thường” có thể dao động từ khoảng 36,1 đến 37,2 độ C. Do đó, thân nhiệt “bình thường” của mỗi người có thể cao hơn, hoặc thấp hơn một chút so với thân nhiệt trung bình được quy định.

Cơ thể của chúng ta luôn thích nghi và thay đổi nhiệt độ của mình để đáp ứng với nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Với những người có thói quen sử dụng nhiệt kế để đo thân nhiệt hàng ngày, họ cho biết rằng, thân nhiệt của họ thường thấp hơn vào buổi sáng và cao hơn vào cuối buổi chiều hoặc buổi tối.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thân nhiệt cao hơn so với thanh thiếu niên và người trường thành. Nguyên nhân có thể đến từ việc ở độ tuổi này, diện tích bề mặt của cơ thể trẻ lớn hơn so với cân nặng và sự trao đổi chất của trẻ hoạt động mạnh hơn nhiều so với người lớn. Trẻ sơ sinh thường có thân nhiệt trung bình là 37,5 độ C.

  1. Như thế nào được gọi là sốt?

Sốt là tình trạng khi thân nhiệt tăng lên một cách tạm thời, và nguyên nhân thường là do bạn đang mắc bệnh. Nhiệt độ trực tràng, tai hoặc động mạch thái dương ở trán từ 38 độ C trở lên thường được coi là sốt. Sốt thường giảm dần trong vòng vài ngày. Ngoài ra, khi bị sốt, bạn cũng có thể gặp phải các triệu chứng sau: ớn lạnh và run rẩy, đổ mồ hôi, đau nhức đầu, đau cơ, chán ăn, khó chịu, mất nước, cơ thể cảm thấy yếu...

Đối với người lớn, thân nhiệt từ khoảng 39,4 độ C trở lên có thể khá nguy hiểm và lúc này, bạn cần được hỗ trợ y tế từ nhân viên y tế. Hãy đến cơ sở y tế gần nhất nếu như bên cạnh cơn sốt cao, bạn có các triệu chứng như đau đầu dữ dội; phát ban da bất thường; mắt trở nên nhạy cảm với ánh sáng mạnh; cổ cứng và đau khi bạn cúi đầu về phía trước; rối loạn tâm thần; nôn dai dẳng; khó thở hoặc đau ngực; đau bụng hoặc đau khi đi tiểu; co giật.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, nhiệt độ chỉ cao hơn một chút so với thân nhiệt “bình thường” của trẻ có thể là dấu hiệu có tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng. Hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi và có nhiệt độ trực tràng từ khoảng 38 độ C trở lên; trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi, có nhiệt độ trực tràng lên tới 38,8 độ C và trẻ có biểu hiện quấy khóc, thờ ơ hoặc khó chịu, hoặc có nhiệt độ cao hơn 38,8 độ C; hoặc trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi có nhiệt độ trực tràng cao hơn 38,8 độ C kéo dài trong hơn 1 ngày.

Nếu trẻ từ 2 tuổi trở lên, hãy liên hệ với bác sĩ nếu trẻ bị sốt kéo dài hơn ba ngày hoặc nếu trẻ không bị mất phản xạ hoặc trở nên yếu hơn.

Trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 5 tuổi có thể bị co giật khi sốt ở nhiệt độ cao, thường đi kèm với mất ý thức và run rẩy các chi. Trẻ cần được đưa tới cơ sở y tế gần nhất nếu cơn co giật kéo dài hơn năm phút để được đảm bảo an toàn cho trẻ.

  1. Sốt có thể giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng

Hầu hết mọi người đều lo lắng mỗi khi bị sốt, nhưng sốt cũng có thể hữu ích cho cơ thể trong một vài trường hợp. Nhiều loại thuốc không kê đơn khác nhau có thể giúp giảm sốt, chẳng hạn như acetaminophen hoặc ibuprofen, nhưng đôi khi, việc không sử dụng những loại thuốc này để giảm sốt lại có ích cho cơ thể.

Sốt có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc biểu hiện rằng cơ thể chúng ta đang chống lại tình trạng nhiễm trùng. Do đó, chúng ta cần sử dụng thuốc cẩn thận để tránh ảnh hưởng đến các phản ứng của cơ thể chống lại các tác nhân nhiễm trùng. Tốt nhất, bạn nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
4. Thân nhiệt và coronavirus (COVID-19)
Sốt là một trong những triệu chứng của COVID-19, căn bệnh gây ra bởi virus SARS-CoV-2. Thân nhiệt thấp không phải là triệu chứng của COVID-19.
Nếu bạn nghĩ rằng mình đã tiếp xúc với người mắc COVID-19, bạn nên báo cáo cho cơ sở y tế địa phương, tự cách ly và đo nhiệt độ ít nhất hai lần mỗi ngày, nếu thân nhiệt trên 37,5 độ C, bạn đã có một trong các dấu hiệu của COVID-19.
5. Nhiều tuổi đồng nghĩa với thân nhiệt sẽ thấp hơn
Nếu như bạn luôn cảm thấy lạnh, ngày cả trong những ngày nóng nực nhất của mùa nhè, nguyên nhân có thể là do tuổi tác của bạn. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi chúng ta già đi, nhiệt độ trung bình của cơ thể sẽ giảm nhẹ dần dần từ 65 tuổi trở lên.
Một số người cao tuổi có thân nhiệt bình thường có thể thấp tới 34.2 độ C. Điều này rất quan trọng, bởi vì người cao tuổi thực sự có thể bị sốt ở nhiệt độ thấp hơn nhiều so với người trẻ tuổi.
6. Nam giới và nữ giới có thân nhiệt khác nhau
Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng nhiệt độ trung bình của cơ thể nữ giới cao hơn 0.4 độ so với nam giới. Nhưng bàn tay của nữ giới lạnh hơn so với bàn tay nam giới.
7. Một chiếc mũ có thể không đủ để giúp bạn giữ được thân nhiệt
Khi còn nhỏ, các bà mẹ thường nhắc chúng ta đội mũ khi trời lạnh, bởi vì thân nhiệt thường dễ bị mất khi đầu không tiếp xúc với không khí lạnh.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng, dù cho bạn có đội một chiếc mũ thật dày đi chăng nữa, cơ thể vẫn có thể bị mất nhiệt khi bạn không che chắn đầy đủ các bộ phận khác của cơ thể.
8. Nói dối có thể khiến thân nhiệt của bạn thay đổi
Nói dối không thể khiến cho mũi của bạn dài ra như chú rối gỗ Pinocchio, nhưng nó sẽ khiến bạn giảm thân nhiệt. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi bạn nói dối, nhiệt độ quanh mũi sẽ giảm và nhiệt độ khu vực xung quanh trán sẽ tăng lên
9. Ớt đỏ có thể gây tăng thân nhiệt
Khi bạn ăn cay, thân nhiệt và sự trao đổi chất của bạn sẽ tăng đáng kể. Tuy nhiên, nhiệt độ trên da của bạn sẽ thấp hơn so với nhiệt độ bên trong cơ thể.
Các nhà khoa học gợi ý rằng, việc thêm ớt đỏ vào thực phẩm có thể có tác dụng hỗ trợ trong việc kiểm soát cân nặng ở những người không ăn được cay.
10. Một trái tim lạnh có thể bảo vệ được bộ não của bạn
Điều trị bằng cách hạ thân nhiệt là một dạng điều trị đôi khi được sử dụng cho những người bị ngừng tim đột ngột.
Hạ thân nhiệt ngay sau khi ngừng tim có thể làm giảm tổn thương não và tăng khả năng hồi phục cho bệnh nhân.
11. Thân nhiệt có thể giúp xác định thời gian tử vong
Sau khi một người chết đi, cơ thể sẽ không còn sinh nhiệt và sẽ dần dần nguội đi. Thân nhiệt lúc này được sử dụng trong pháp y để ước tính thời gian tử vong.
Tuy nhiên, các yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến thân nhiệt sau khi chết, do đó, kết quả ước tính thời gian tử vong từ thân nhiệt là không hoàn toàn chính xác và độ tin cậy không cao.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Vì sao có 1 số người có biểu hiện như ợ nóng, nổi mụn, nhiệt miệng sau khi ăn thực phẩm?

Ths. Lê Việt Anh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo everydayhealth) -
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

Xem thêm