Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Một số bệnh lý tâm thần dễ mắc ở tuổi dậy thì

Khi bước vào tuổi dậy thì, các em thường có những biến đổi tâm sinh lý rõ nét và phức tạp nhất, nhiều em chưa kịp thích nghi với sự thay đổi đó nên dễ có những dấu hiệu khủng hoảng tâm lý, không làm chủ được bản thân và thường có những hành vi tiêu cực.

Do vậy, người thân trong gia đình, bạn bè nên gần gũi, dành thời gian tâm sự, tìm hiểu, giúp đỡ trẻ bằng cách: khuyến khích trẻ tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, tránh tiếp xúc với phim ảnh, trò chơi bạo lực hay văn hóa phẩm đồi trụy..., bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể bằng các thực phẩm lành mạnh, chăm chỉ tập thể dục để tăng cường sức khỏe... Dưới đây là một số bệnh lý tâm thần dễ mắc ở tuổi dậy thì.

Trầm cảm: Trầm cảm là căn bệnh rối loạn tâm thần thường gặp do độ tuổi nhạy cảm này dễ chịu áp lực từ xung quanh, từ học hành, bố mẹ, thầy cô, bạn bè hay cả từ các chất kích thích... Triệu chứng là hay buồn bã, không quan tâm tới mọi thứ xảy ra xung quanh và cả với bản thân, dễ mệt mỏi, mất hy vọng vào tương lai, tuy nhiên, đặc điểm trầm cảm ở trẻ là thay đổi tính tình hay cáu gắt bực bội, dễ kích động, ăn ngủ nhiều cũng xảy ra phổ biến (trái ngược với trầm cảm ở người lớn là ngủ ít, ăn không ngon miệng và giảm cân).

Cần đưa trẻ đi khám nếu có các biểu hiện tâm lý nặng.

Cần đưa trẻ đi khám nếu có các biểu hiện tâm lý nặng.

Stress: Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, rối loạn stress rất phổ biến, đặc biệt là ở lứa tuổi dậy thì. Độ tuổi nhạy cảm này thường dễ bị áp lực từ học tập, gia đình, bạn bè..., thậm chí cả những suy nghĩ tiêu cực về vóc dáng hay khả năng của bản thân cũng dẫn đến stress. Khi đó, trẻ cảm thấy thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng, suy nghĩ nhiều... Nguy hiểm hơn, stress ở lứa tuổi dậy thì còn có thể dẫn đến hành vi tự sát.

Rối loạn hành vi: Do những nhận thức về môi trường xung quanh chưa thể toàn diện như người trưởng thành, trẻ dễ bị tác động từ sách báo, phim ảnh bạo lực, các văn hóa phẩm đồi trụy và cả từ bạn bè xấu. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến rối loạn hành vi và gây nên những hậu quả nghiêm trọng như gây thương tích cho người khác, chống người thi hành công vụ, trộm cắp, đua xe mạo hiểm..., có thể nghiện game, lạm dụng rượu bia, ma túy, cờ bạc và cả vấn đề tình dục.

Hành vi nổi loạn: Chủ yếu gặp ở trẻ trai, khi phải chịu trách nhiệm về những hành động do chúng gây ra thì chúng lại ứng xử không chấp nhận, chống đối, tạo sự nổi loạn gây lo lắng cho người khác. Hầu hết các em nhận ra sai lầm sau khi được chỉ bảo, bị đánh, bị phạt nhưng có xu hướng tái phát chai lỳ.

Rối loạn ứng xử: Rối loạn ứng xử bao gồm các hành vi: chọc ghẹo người khác, gây gổ, đánh nhau, thô bạo với người khác hoặc súc vật, đồ dùng; ăn cắp, trấn lột; phá phách; bỏ nhà đi bụi...

Lạm dụng chất kích thích: Sử dụng ma túy là nguy cơ nổi bật ở lứa tuổi này.

Hành vi tự sát: Đã trở thành nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở tuổi vị thành niên ở nhiều nước trên thế giới nên cần phải cảnh giác với vấn đề này. Những tình huống gợi ý nguy cơ tự sát, có bạn bè tự sát, thất vọng, bị cha mẹ, thầy cô giáo la mắng, mất thể diện, có rối loạn tâm thần, lạm dụng chất kích thích, bị lạm dụng tình dục...

Rối loạn tâm thần thể chống đối: Những đứa trẻ này có tính khí thất thường, hoang dã, không vâng lời, hay cãi nhau với người lớn làm phiền lòng mọi người. Chúng thường được xem như những đứa trẻ hư đốn, vô kỷ luật. Trẻ cũng có thể đáp ứng đối với sự quản lý chặt chẽ của gia đình, thầy cô giáo hoặc bắt chước cách sống cẩu thả, vô tổ chức của bố mẹ hay của người thân.

Bệnh rối loạn cảm xúc, tâm thần phân liệt... cũng thường khởi phát ở tuổi vị thành niên.

Nhiều trường hợp cần được bác sĩ khám và tư vấn. Gia đình, bạn bè và nhà trường cần lưu ý phát hiện sớm dấu hiệu khác thường ở trẻ, điều trị kịp thời sẽ có hiệu quả tốt, ngăn ngừa hậu quả xấu xảy ra.

Tham khảo thêm thông tin tại: Bí ẩn thế giới những người mắc bệnh tâm thần phân liệt

TS. Cao Tiến Đức - Theo Sức khỏe và Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

Xem thêm