Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Làm thế nào để cải thiện sức khỏe trong thời kỳ mãn kinh?

Mãn kinh là một quá trình sinh học tự nhiên. Tuy nhiên, các triệu chứng thể chất (bốc hỏa) hoặc các triệu chứng về tâm thần của thời kỳ mãn kinh có thể phá vỡ giấc ngủ, giảm năng lượng hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe, cảm xúc. Vậy làm thế nào để ứng phó với các bất lợi trong giai đoạn này.

Thay đổi sinh lý trong thời kỳ mãn kinh

Trong thời kỳ mãn kinh, có đến 75% phụ nữ gặp phải các triệu chứng rối loạn thần kinh như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, tim đập nhanh và đau đầu. Các cơn "thủy triều" này kéo dài trong 2-3 phút, nhưng xảy ra ở những khoảng thời gian không thể đoán trước, có thể trở nên tồi tệ hơn sau khi uống rượu, căng thẳng và thậm chí là gắng sức.

Ngoài các vấn đề về thể chất, tinh thần cũng bị ảnh hưởng. 45% phụ nữ dễ bị tâm trạng xấu, tức giận, cáu kỉnh. Họ trải qua cảm giác lo lắng, căng thẳng bên trong, giảm sự tập trung chú ý, mất tự tin và trầm cảm…

Nguyên nhân của tất cả những rắc rối trên là do mãn kinh. Tuổi trung bình khởi phát khoảng 50 tuổi. Đến lúc này, dự trữ nang trứng bị cạn kiệt, mức độ estrogen bị giảm. Việc giảm nồng độ estrogen sẽ phá vỡ trục hạ đồi-tuyến yên-buồng trứng, lượng hormone kích thích nang trứng tăng lên và sự giải phóng đỉnh của hormone luteinizing (LH) bị phá vỡ. Kết quả là sự rụng trứng không xảy ra, sự thay đổi theo chu kỳ trong nội mạc tử cung bị phá vỡ. Kinh nguyệt trở nên bất thường và sau đó dừng lại hoàn toàn.

Sự thay đổi nồng độ hormone có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các chất hoạt tính sinh học trong não như dopamine, serotonin, có thể tương tác với axit gamma-aminobutyric (chất dẫn truyền thần kinh).

Điều gì sẽ giúp cải thiện những khó chịu này?

Để cải thiện sức khỏe và giảm hậu quả khó chịu của thời kỳ mãn kinh, cần điều chỉnh lối sống và sự hỗ trợ của thuốc.

Phương pháp đầu tiên bao gồm điều chỉnh chế độ ăn uống. Ăn thực phẩm ít carbohydrate, chất béo, nhưng giàu chất xơ (trái cây, rau, bánh mì ngũ cốc). Tăng cường thực phẩm giàu phytoestrogen trong chế độ ăn uống.

Phytoestrogen là những chất giống như estrogen có trong một số loại ngũ cốc, rau, các loại đậu (bao gồm cả đậu nành) và thảo mộc. Chúng có thể hoạt động trong cơ thể giống như một dạng estrogen yếu. Phytoestrogen là giảm các triệu chứng rối loạn vận mạch, bao gồm cả bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm. Tiêu thụ 30 mg / ngày isoflavone đậu nành làm giảm các cơn bốc hỏa lên đến 50%.

Điều quan trọng là bạn có được canxivitamin D một cách thường xuyên. Cần giảm thiểu lượng rượu, caffeine và thức ăn cay, vì việc sử dụng chúng có thể gây ra các cơn bốc hỏa.

Một phương pháp điều chỉnh không dùng thuốc quan trọng nữa là hoạt động thể chất. Nó cải thiện tâm trạng, ổn định chỉ số khối cơ thể và giảm nguy cơ tim mạch. Ngoài ra, những hành động nhằm kích thích hoạt động nhận thức cũng không kém phần hữu ích. Chúng bao gồm giao tiếp, giải câu đố ô chữ, làm toán và đọc sách.

Lĩnh vực hỗ trợ thứ hai là hỗ trợ dược lý. Liệu pháp thay thế hormone dưới dạng viên nén, kem, miếng dán làm giảm các triệu chứng rối loạn chức năng, ngăn ngừa teo niêm mạc của đường tiết niệu, bảo tồn khối xương và kiểm soát mức cholesterol. Tuy nhiên, việc dùng liệu pháp này cần có chỉ định của bác sĩ.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Làm thế nào để trì hoãn mãn kinh sớm?

Nguyễn Ngân (Theo MDF 2020) - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 14/01/2025

    Chế độ ăn khi bị nhiễm giun tóc

    Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.

  • 14/01/2025

    Bệnh tim mạch mùa lạnh ở người cao tuổi: Nhận biết sớm và phòng tránh

    Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.

  • 14/01/2025

    Chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm: Những điều cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe

    Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?

  • 13/01/2025

    THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2025

    Viện Y học ứng dụng xin gửi tới Quý khách hàng, Quý đối tác và toàn thể cán bộ nhân viên của VIAM lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025:

  • 13/01/2025

    6 thực phẩm tốt nhất cho người bệnh viêm phổi

    Ngoài việc điều trị kịp thời, những người bị viêm phổi cần điều chỉnh lối sống như chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp bảo vệ phổi, tăng khả năng phục hồi.

  • 13/01/2025

    Các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông và cách phòng tránh

    Mùa đông là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Sức đề kháng của trẻ còn non yếu, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả.

  • 12/01/2025

    Bảo vệ và giữ ấm cơ thể khi trời lạnh

    Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu những kiến thức và thông tin hữu ích giúp bạn giữ ấm cơ thể một cách hiệu quả trong mùa đông.

  • 11/01/2025

    Dị ứng mùa đông: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

    Mùa đông, với không khí lạnh và khô, là thời điểm nhiều người dễ mắc các bệnh dị ứng. Các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa ngáy, khó thở… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống. Vậy dị ứng mùa đông là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về chủ đề này nhé

Xem thêm