Bệnh nhân điều trị tại BV Bạch Mai (BVCC)
Gia tăng trẻ nhập viện
Bệnh viện Bạch Mai, thời điểm nhiệt độ tăng cao đã khiến nhiều trẻ phải nhập viện. Tại Khoa Nhi của bệnh viện, chị Ng.T.L mẹ của cháu Ng.A.Ph. cho biết con chị đã nhập viện từ 3h sáng nay. Ở nhà cháu có biểu hiện ho, sốt và khó thở, trước đó cháu bị chảy nước mũi. Mẹ cháu chia sẻ thêm khi cháu ho sốt thì ăn uống kém đi, hay nôn trớ, gia đình rất lo lắng nhưng không tự ý đi mua thuốc ngoài mà phải cho cháu đi khám rồi điều trị theo phác đồ của các bác sĩ.
Theo Ths.Bs Phạm Văn Hưng - Khoa Nhi BV Bạch Mai: Vào mùa hè trẻ em dễ mắc các bệnh truyền nhiễm do sự thay đổi thời tiết, từ nóng sang lạnh như từ phòng điều hòa sang phòng thường hoặc trẻ em chơi ngoài trời thì sẽ dễ mắc các bệnh về hô hấp như viêm tai mũi họng hoặc nặng hơn sẽ là viêm phổi, viêm tiểu phế quản và các bệnh lý về tiêu hóa như mùa hè chúng ta bảo quản thức ăn không được tốt, có thể gây tiêu chảy do ngộ độc thức ăn. Hay các bệnh truyền nhiễm khác như các bệnh về chân tay miệng, sốt xuất huyết cũng rất hay gặp ở trẻ em trong giai đoạn này.
Trong thời gian gần đây bệnh viện cũng tăng nhiều bệnh nhân chủ yếu là các bệnh lý về đường hô hấp như viêm phổi, viêm tiểu phế quản, viêm mũi họng, viêm tai giữa và rải rác một vài ca sốt xuất huyết. Trung bình một ngày Khoa Nhi – BV Bạch Mai khám ngoại trú cho khoảng 200 bệnh nhi, chỉ trường hợp nặng mới cho nhập viện. Hiện tại, trung bình một ngày chỉ có 10 đến 15 cháu phải nhập viện và dự kiến số lượng bệnh nhân sẽ tăng nhiều trong thời gian tới.
Mùa hè cảnh giác với bệnh hô hấp
Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột
Thực tế ở thành phố bây giờ, phụ huynh cũng có thêm nhiều sự hiểu biết về chăm sóc trẻ em. Tuy nhiên cũng có một số sai lầm về nguyên lý hạ sốt như trẻ chưa sốt cao thì đã cho uống thuốc hạ sốt hoặc trẻ sốt cao nhưng không cặp nhiệt độ, không biết nhiệt độ trẻ là bao nhiêu. Khi trẻ sốt cao thì lại mua những miếng dán hạ sốt chứ lại không dùng thuốc mà thực chất tấm dán hạ sốt hầu như không có tác dụng. Ngoài ra, một số phụ huynh thường mắc sai lầm trong việc vệ sinh tai mũi họng cho trẻ, một số thường xuyên rửa mũi họng cho con mặc dù trẻ không bị viêm mũi họng.
Bác sĩ nhi khoa khuyến cáo: Để phòng tránh những bệnh truyền nhiễm trong mùa hè, chúng ta nên tránh sự thay đổi đột ngột từ điều hòa ra ngoài môi trường. Nên để nhiệt độ điều hòa từ 26 đến 28 độ, không nên để quá thấp. Trước khi ra ngoài thì chúng ta phải tắt điều hòa từ 10 đến 15 phút, sau đó mới cho trẻ ra ngoài, bởi vì những sự thay đổi này làm tăng nguy cơ các bệnh cho đường hô hấp.
Phải vệ sinh cho trẻ thật sạch, chú ý tới việc chế biến thức ăn đảm bảo vệ sinh, đặc biệt là trong mùa Covid-19 thì phải rửa tay thường xuyên, và đeo khẩu trang. Với những trẻ khi có các biểu hiện bệnh lý như sốt, chảy nước mũi hoặc các bệnh lý về truyền nhiễm thì không nên cho trẻ đi học, hoặc tập trung những nơi đông người, hay chơi với các bạn khác vì dễ lây nhiễm.
Tham khảo thông tin tại bài viết: Bệnh thường gặp ở trẻ em vào mùa hè
Ở nhóm tuổi này, bên cạnh các bữa ăn chính, sữa vẫn được khuyến nghị là thực phẩm bổ sung rất tốt cho trẻ. Tuy nhiên, giữa hàng ngàn thương hiệu sữa trên thị trường, làm sao để cha mẹ chọn được loại sữa công thức phù hợp nhất cho bé yêu của mình? Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số mẹo hữu ích giúp Bạn chọn được loại sữa phù hợp nhất với thể trạng của con.
Giai đoạn từ 7 đến 24 tháng tuổi đánh dấu thời kỳ chuyển tiếp quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của trẻ nhỏ, khi trẻ bắt đầu được ăn dặm, thực phẩm bổ sung bên cạnh sữa mẹ hoặc sữa công thức. Giai đoạn này một số bệnh như rối loạn tiêu hóa, viêm hô hấp bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển cân nặng, chiều cao của trẻ.
Những ngày gần đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an công bố đường dây sản xuất, tiêu thụ 573 loại sữa bột giả. Đây là những loại sữa bột không được kiểm định hàm lượng dinh dưỡng, không kiểm nghiệm dưỡng chất đã bán ra thị trường toàn quốc. Nguy hiểm hơn, các loại sữa giả này được nhà sản xuất quảng cáo chủ yếu dành cho người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, thiếu tháng và phụ nữ có thai, những người phụ thuộc rất lớn vào nguồn dinh dưỡng từ sữa. Tuy nhiên, trên thực tế, các sản phẩm này cùng chung một nguyên liệu, công thức, quy trình sản xuất, chỉ bổ sung hoặc thay thế một số nguyên liệu chính, thêm hương liệu, phụ gia nhằm lừa người tiêu dùng về công dụng của sản phẩm.
Sữa mẹ từ lâu đã được xem là nguồn dinh dưỡng tự nhiên hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh. Trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ có các thành phần và hàm lượng rất phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ, không chỉ cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết mà còn chứa kháng thể giúp bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nhiễm trùng và tăng cường hệ miễn dịch vốn còn non yếu. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau – từ vấn đề sức khỏe, điều kiện công việc đến lựa chọn cá nhân – không phải cha mẹ nào cũng có thể cho con bú mẹ hoàn toàn. Trong những trường hợp đó, sữa công thức là một giải pháp thay thế được lựa chọn hàng đầu.
Cơ quan điều tra cho rằng sữa bột giả do Công ty Rance Pharma và Hacofood Group sản xuất, tiêu thụ đều không được kiểm tra hàm lượng dinh dưỡng, không kiểm nghiệm dưỡng chất.
Mặc dù chế độ ăn uống không thể trực tiếp chữa khỏi liệt dây thần kinh số 6 nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình phục hồi và duy trì sức khỏe tổng thể.
Gần 600 loại sữa giả đã nhắm đến nhóm người tiêu dùng nhạy cảm: người bệnh, phụ nữ mang thai, trẻ sinh non và trẻ nhỏ. Nhiều người tỏ ra lo lắng vì ảnh hưởng sức khỏe sau khi sử dụng những sản phẩm này trong thời gian dài.
Sốt xuất huyết (SXH) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra, lây lan qua muỗi đốt. Đây là một bệnh dịch nguy hiểm, đặc biệt phổ biến ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, bao gồm Việt Nam.