Vì sao kháng sinh gây thay đổi trạng thái tâm thần?
Triệu chứng và tần suất thay đổi trạng thái tâm thần phụ thuộc vào loại thuốc, nhóm thuốc sử dụng, gia tăng theo liều, tuổi và nặng nề hơn nếu đi kèm rối loạn hệ thần kinh trung ương, rối loạn chức năng thận đã có sẵn. Với tần suất được kê đơn cao như hiện nay, bác sĩ và dược sĩ cần phải nhận thức đúng nguy cơ gây thay đổi trạng thái tâm thần của thuốc kháng sinh. Bên cạnh đó, bệnh nhân và gia đình cần được tư vấn đầy đủ các tác dụng phụ, bởi hiểu biết và sử dụng kháng sinh đúng cách sẽ làm giảm tỷ lệ mắc bệnh.
Cơ chế gây thay đổi trạng thái tâm thần của kháng sinh vẫn còn là bí ẩn lớn. Kháng sinh có thể tác động trực tiếp làm thay đổi chức năng hệ thần kinh trung ương thông qua tác động lên các chất đối kháng dẫn truyền xung động thần kinh GABA (các chất đối kháng axit gamma-aminobutyric). Điển hình của cơ chế này là nhóm fluoroquinolon, cephalosporin, và penicilin.
Kháng sinh có thể tác động gián tiếp làm thay đổi trạng thái tâm thần, ví dụ, viêm thứ phát gia tăng từ viêm màng não vô khuẩn khi sử dụng trimethoprim hoặc sulfamethoxazole ở bệnh nhân cao tuổi hoặc suy giảm miễn dịch.
Ngoài ra, tương tác thuốc giữa kháng sinh và các thuốc dùng kèm cũng có thể gây ra hiệu ứng lên hệ thần kinh trung ương. Ví dụ, hội chứng serotonin khi sử dụng chung linezolid với các thuốc serotonergic khác hoặc sự ức chế kháng sinh của enzym cytochrome P450, dẫn đến tích lũy các thuốc gây rối loạn hệ thần kinh trung ương khác.
Fluoroquinolones: Gần đây Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cảnh báo về việc sử dụng các fluoroquinolones cho bệnh nhiễm trùng thông thường, do tác dụng phụ tiềm ẩn, bao gồm cả độc tính trên thần kinh trung ương, với các dấu hiệu và triệu chứng của sự nhầm lẫn hoặc ảo giác khi sử dụng nhóm thuốc này.
Beta-lactam: Các beta-lactam khác nhau có xu hướng tác động khác nhau lên trạng thái tâm thần. Do đó, cần cân nhắc khi lựa chọn thuốc điều trị trên bệnh nhân có nguy cơ cao độc thần kinh như rối loạn co giật. Ví dụ, ceftazidime và meropenem ít độc thần kinh hơn so với cefepime và imipenem, sẽ được ưu tiên hơn trong điều trị.
Cephalosporin: Khoảng 15% trường hợp bệnh nhân được điều trị tiêm tĩnh mạch cefepime tại các đơn vị chăm sóc đặc biệt, có báo cáo độc thần kinh. Những bệnh nhân này hầu như không được chỉnh liều trên thận và đa phần đều từng có bệnh thận mãn tính. Trong nhóm cephalosporin thì cefepime được coi là có nguy cơ gây độc thần kinh phổ biến hơn ceftriaxone.
Độc tính thần kinh do metronidazole có liên quan với tích lũy liều và phơi nhiễm. Do nguy cơ nhiễm độc thần kinh tăng lên khi sử dụng metronidazole lặp lại, người ta đã khuyến cáo giới hạn thời gian sử dụng thuốc.
Oxazolidinones (linezolid): Linezolid có tác dụng ức chế MAO (monoamine oxidase) A và B, dùng đồng thời với các thuốc làm tăng nồng độ serotonin có thể dẫn đến hội chứng serotonin và các hiệu ứng thần kinh bất lợi sau đó. Độc tính do hội chứng serotonin có thể thay đổi từ cơn chấn động thần kinh đến thay đổi trạng thái tâm thần, hôn mê hoặc tử vong. Có đến 25% các bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm báo cáo đã quan sát thấy hội chứng serotonin khi linezolid được dùng đồng thời với các thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (selective serotonin reuptake inhibitors -SSRIs) hoặc thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine.
Năm 2011, FDA đã ban hành một cảnh báo về tác động của linezolid lên hệ thần kinh trung ương, và sau đó tăng cường cảnh báo này một lần nữa để nhấn mạnh rằng "linezolid nói chung không nên sử dụng cùng với serotonin cho bệnh nhân".
Nhóm Azole điều trị nấm: Trong các thuốc kháng nấm nhóm azole, thì thuốc voriconazole đặc biệt gắn liền với độc thần kinh. Khoảng 20% - 33% bệnh nhân được điều trị với voriconazole xuất hiện những hiệu ứng độc thần kinh khi nồng độ trong huyết thanh lớn hơn 5,5 mg/ml. Bởi vậy, hướng dẫn gần đây từ Hiệp hội bệnh nhiễm trùng Mỹ trong điều trị bệnh nấm Aspergillosis khuyên: duy trì nồng độ voriconazole dưới 5-6 mg/ml.
Thuốc kháng virus (Oseltamivir): Tác động thay đổi trạng thái tâm thần của oseltamivir còn đang gây tranh cãi, do dữ liệu mâu thuẫn hoặc không đầy đủ và bởi vì bệnh cúm cũng gây ra các triệu chứng tương tự triệu chứng độc thần kinh. Tỷ lệ mắc được báo cáo thấp (5% -12%) nhưng có thể tăng đột biến lên tới 67% ở những bệnh nhân có kiểu gen cụ thể. Trẻ em và thanh thiếu niên có nguy cơ gặp tác dụng phụ thần kinh cao hơn các độ tuổi khác.
Phòng ngừa và kiểm soát
Việc phòng ngừa các tác dụng phụ ảnh hưởng tới trạng thái tâm thần đòi hỏi phải thận trọng trong sử dụng và sự lựa chọn thuốc, cá nhân hóa liều phù hợp, thường xuyên theo dõi và giới hạn thời gian điều trị thích hợp. Bệnh nhân và gia đình cần được tư vấn, đánh giá lâm sàng về những yếu tố nguy cơ gây biến cố bất lợi, đồng thời việc theo dõi sát các dấu hiệu và triệu chứng sẽ hỗ trợ chẩn đoán sớm.
Nếu có nghi ngờ thay đổi trạng thái tâm thần liên quan đến kháng sinh, tốt nhất nên: giảm liều thuốc, lựa chọn các kháng sinh khác, hoặc ngưng thuốc nếu có thể. Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng độc thần kinh sẽ biến mất trong vòng 48 giờ sau khingừng dùng thuốc. Với một số trường hợp nặng, có thể sử dụng thuốc giải độc thần kinh hoặc các biện pháp hỗ trợ tạm thời khác.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Khi nào cần sử dụng kháng sinh?
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.