Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Khi nào dùng thuốc kháng virut trong điều trị cúm?

Thời tiết lạnh ẩm là điều kiện thuận lợi cho các loại virut cúm mùa phát triển, lây lan nhanh chóng trong cộng đồng.

Cúm có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như suy tim, suy gan, hôn mê và tử vong… Để ứng phó với cúm, nhiều người đã tự tìm đến với các thuốc kháng virut. Vậy điều này có nên không và việc dùng thuốc như thế nào cho đúng?

Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính do các chủng loại virut như cúm A/H3N2, cúm A/H1N1, cúm B và cúm C; có khả năng lây nhiễm rất cao qua đường hô hấp, qua nước bọt hay dịch tiết do ho khạc, hắt hơi hoặc dính trên các vật dụng. Virut cúm có thể tồn tại hàng giờ bên ngoài môi trường, đặc biệt là trong thời tiết lạnh và độ ẩm cao, do vậy, mức độ lây lan càng tăng. Bệnh có thể diễn biến ở các mức độ khác nhau: đại dịch, dịch, dịch nhỏ tại các địa phương; diễn biến với các biểu hiện sốt, đau đầu, mệt mỏi, đau cơ, sổ mũi, ho.

Thông thường, người bệnh có thể hồi phục sau từ 2 - 7 ngày nhưng đối với người lớn tuổi, trẻ em, người mắc bệnh về thận, thiếu máu, tim phổi hay suy giảm miễn dịch…, bệnh có thể diễn biến nặng hơn, dễ gây biến chứng nguy hiểm…

Biến chứng đầu tiên hay gặp do cúm là viêm phổi (thường gặp ở những người trung niên có bệnh tim trước đó. Đây là một biến chứng với các biểu hiện suy hô hấp và tổn thương nặng nề ở phổi, tỉ lệ tử vong cao), viêm xoang, viêm tai giữa do nhiễm khuẩn thứ phát (nhất là với trẻ em). Ngoài ra, cúm còn gây biến chứng về thần kinh (như viêm não, viêm màng não, viêm tủy cắt ngang và hội chứng Guillain - Barré), tim (gây viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, làm nặng thêm suy tim ở bệnh nhân đã bị suy tim trước đó)…

Khi nào dùng thuốc kháng virut trong điều trị cúm?

Các triệu chứng cảm cúm ở trẻ nhỏ.

Thuốc điều trị triệu chứng

Để hạ sốt, giảm đau, chỉ dùng paracetamol khi người bệnh sốt trên 38,50C, không dùng thuốc nhóm salicylate như aspirin để hạ sốt trong bệnh cúm vì có nguy cơ gây hội chứng Reye nguy hiểm với bệnh nhân, nhất là với người dưới 18 tuổi. Người bệnh cần nghỉ ngơi, cách ly, hạn chế giao tiếp để tránh lây lan cho người khác; đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý (ăn thức ăn dễ tiêu và uống nhiều nước, ăn hoa quả, bổ sung các vitamin) và cân bằng nước điện giải (uống dung dịch oserol). Hầu hết những người bị cúm là nhẹ, chỉ cần dùng các thuốc trị triệu chứng… sẽ khỏi.

Khi nào dùng thuốc trị đặc hiệu?

Điều trị đặc hiệu bằng thuốc kháng virut được dùng trong các trường hợp nhiễm cúm có biến chứng, cúm nặng hoặc người bệnh có yếu tố nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng do cúm như người cao tuổi, trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai, người có các bệnh lý mạn tính như tiểu đường, bệnh tim mạch, suy thận, béo phì... Những trường hợp này cần phải được chăm sóc y tế (nhập viện điều trị) và dùng thuốc kháng virut.

Việc dùng thuốc kháng virut cần được bác sĩ kê đơn và hướng dẫn sử dụng, người bệnh không tự ý mua dùng để trị cúm hay phòng cúm.

Thuốc chống virut gồm các thuốc như oseltamivir phosphate, zanamivir - đây là hai loại thuốc kháng virut cúm thường được sử dụng để chống lại dịch cúm lưu hành gần đây.

Đối với những trường hợp phải dùng thuốc kháng virut do bác sĩ chỉ định, thì việc dùng các thuốc này càng sớm càng tốt. Việc dùng thuốc kháng virut sớm sẽ giúp rút ngắn thời gian sốt và các triệu chứng của bệnh, đồng thời làm giảm nguy cơ biến chứng nghiêm trọng của cúm. Vì vậy, việc đánh giá y tế nhanh tình trạng cúm để xem người bệnh có cần phải dùng thuốc kháng virut cúm hay không là rất quan trọng, nhất là những người nằm trong nhóm yếu tố nguy cơ cao bị cúm nặng hoặc biến chứng do cúm. Khi có dấu hiệu cúm, đầu tiên cần phải đi khám để được đánh giá đúng tình trạng bệnh và dùng thuốc thích hợp.

Khi dùng thuốc kháng virut để trị cúm, người bệnh cần chú ý tới một số bất lợi có thể xảy ra khi dùng thuốc như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chóng mặt, nhức đầu, mất ngủ... Ngừng thuốc và cần sự trợ giúp khẩn cấp của y tế nếu có bất cứ dấu hiệu của một phản ứng dị ứng: nổi mề đay, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng, phát ban da đỏ và phồng rộp hoặc bong tróc...

Và khuyến cáo của Bộ Y tế trong phòng, chống cúm

Để chủ động phòng chống cúm mùa, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau: đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối; Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng; Tiêm vắc-xin cúm mùa phòng bệnh; Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết; Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời… Đặc biệt, không tự ý sử dụng các thuốc kháng virut (như tamiflu) mà phải tuân theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bộ Y tế khẳng định Tamiflu là thuốc chữa cúm phải kê đơn

DS. Hoàng Thu - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

Xem thêm