Phụ nữ bị nhiễm khuẩn trong thai kỳ hoặc sau khi sinh đẻ có thể do nhiều loại vi khuẩn phối hợp bao gồm vi khuẩn kỵ khí, vi khuẩn ái khí. Việc sử dụng kháng sinh phải dựa trên quá trình theo dõi sản phụ khi điều trị. Nếu không có đáp ứng trên lâm sàng thì cần làm kháng sinh đồ để lựa chọn kháng sinh thích hợp. Ngoài ra, cũng cần cấy máu đối với những trường hợp nghi ngờ bị nhiễm khuẩn huyết. Các trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu xảy ra sau khi sảy thai hoặc sau khi sinh đẻ cần sử dụng kháng sinh có phổ rộng. Trường hợp sản phị bị sảy thai không an toàn hoặc đẻ rơi cần phải tiêm phòng uốn ván.
Đối với thuốc kháng sinh dự phòng
Trong lĩnh vực sản khoa, có nhiều thủ thuật được xem là ít có nguy cơ gây nhiễm khuẩn. Tuy vậy trong thực tế, việc sử dụng kháng sinh thường sử dụng chỉ mang tính chất phòng ngừa và được gọi là “sử dụng kháng sinh dự phòng”. Khi thực hiện một số phẫu thuật hoặc thủ thuật sản khoa như phẫu thuật lấy thai, bóc tách nhau bằng tay; việc sử dụng kháng sinh với mục đích là để dự phòng nhiễm khuẩn lúc làm phẫu thuật, thủ thuật. Trong trường hợp sản phụ đã bị nhiễm khuẩn hoặc đã chẩn đoán nhiễm khuẩn thì việc dùng kháng sinh được sử dụng điều trị như các trường hợp nhiễm khuẩn thông thường khác. Về cách sử dụng, nên cho kháng sinh dự phòng khoảng 30 phút bằng đường tĩnh mạch trước khi bắt đầu thực hiện phẫu thuật hoặc thủ thuật để kháng sinh có đủ thời gian xâm nhập vào các mô tế bào của cơ thể khi bắt đầu phẫu thuật hoặc thủ thuật. Trong trường hợp phẫu thuật lấy thai, một liều kháng sinh dự phòng cần được cho ngay sau khi cặp dây rốn. Nếu phẫu thuật kéo dài trên 6 giờ hoặc mất máu nhiều ước tính khoảng trên 1.000 ml thì phải cho liều thứ hai để duy trì nồng độ kháng sinh ở trong máu.
Về xử trí điều trị
Ba nhóm thuốc kháng sinh có thể được sử dụng trong thời gian mang thai không hạn chế với quy tắc và liều lượng thông thường gồm: beta lactamin, macrolid, polypeptid.
Ở tuyến xã phải căn cứ theo các loại thuốc kháng sinh thiết yếu để kết hợp trong điều trị. Lưu ý nếu sử dụng kháng sinh sau 2 ngày mà không thấy đáp ứng thì nên xem xét chuyển sản phụ lên tuyến trên để xử trí điều trị tiếp tục nhằm đạt được hiệu quả tốt hơn. Ở tuyến huyện, việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn ban đầu thường dùng phối hợp các loại thuốc kháng sinh theo cách dùng kháng sinh nhóm cephalosporin phối hợp với nhóm macrolid; trong trường hợp nghi ngờ bị nhiễm vi khuẩn kỵ khí, cần phối hợp với metronidazol nhưng phải cân nhắc và thận trọng khi sử dụng loại thuốc này cho sản phụ ở ba tháng đầu của thai kỳ.
Một số kháng sinh chống chỉ định sử dụng
Trong sản khoa, cần lưu ý chống chỉ định kháng sinh đối với một số loại thuốc như tetracyclin, chloramphenicol, amyloglycosid, sulfamid, quinolon và metronidazol vì chúng có những tác dụng bất lợi. Tetracyclin có thể có nguy cơ gây độc cho gan của người mẹ, ảnh hưởng tới sự phát triển xương và làm hỏng men răng của thai nhi. Cloramphenicol có nguy cơ làm suy tủy đối với bào thai. Aminoglycosid có khả năng gây ngộ độc cho thần kinh thính giác và thận của thai nhi. Sulfamid có thể gây quái thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ, gây vàng da tan huyết nặng ở trẻ sơ sinh nếu dùng ở 3 tháng cuối của thời kỳ thai nghén. Quinolon làm ảnh hưởng đến các đầu sụn khớp của thai nhi. Metronidazol có tác dụng kháng axít folic và gây dị tật thai nhi trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nếu cần thiết phải sử dụng thì nên kết hợp với việc sử dụng các loại vitamin.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sử dụng kháng sinh khi mang thai: những lưu ý cần thiết
Nhịn ăn gián đoạn là biện pháp giảm cân phổ biến trong những năm gần đây. Tuy nhiên một phát hiện mới cho thấy, nên cân nhắc thời gian áp dụng chế độ ăn này ở những người trẻ tuổi vì nó có thể làm trầm trọng thêm bệnh đái tháo đường.
Vệ sinh răng miệng đúng cách là điều cần thiết cho răng và nướu khỏe mạnh. Và chúng đặc biệt quan trọng đối với những người dễ bị sâu răng. Vì vậy, hãy tiếp tục đánh răng hai lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa thường xuyên. Với suy nghĩ đó, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu lý do tại sao sâu răng vẫn có thể xảy ra ngay cả khi bạn chăm sóc răng miệng tốt và bạn có thể làm gì để giảm nguy cơ này.
Mỗi ngày chỉ ăn một bữa - có rất nhiều lý do để không ít người thực hiện cách ăn này như giảm cân, thải độc. Phương pháp này hiện đang được truyền tai nhau như một trào lưu.
Trong Đông y, táo đỏ được xếp vào nhóm thuốc không có độc, có thể sử dụng lâu dài. Gần đây, táo đỏ đã trở thành một “cơn sốt” trong cộng đồng nhờ được quảng bá như một thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tình trạng rụng tóc phản ánh nhiều điều về sức khỏe và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Khi phát hiện dấu hiệu tóc rụng nhiều, bạn có thể làm gì để mái tóc không thưa dần thêm?
Sinh mổ hay còn gọi là sinh mổ lấy thai ngày càng phổ biến vì nhiều lý do. Có khoảng 30% ca sinh nở ở Hoa Kỳ diễn ra bằng phương pháp mổ lấy thai. Hãy cùng VIAM tìm hiểu một số tác dụng phụ có thể xảy ra với mẹ sau khi sinh nhé.
Câu chuyện về viên rau củ - một loại thực phẩm bổ sung chất xơ - đang thu hút sự quan tâm. Liệu có phải vì chúng ta chưa hiểu rõ tầm quan trọng của chất xơ?
Hạt dẻ cười không chỉ là món ăn vặt thơm ngon mà còn là “trợ thủ đắc lực” trong quá trình giảm mỡ nội tạng.