Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 vi khuẩn “cứng đầu nhất” với kháng sinh

Việc vi khuẩn “cứng đầu” với kháng sinh làm cho thuốc kháng sinh đang dùng không tiêu diệt được vi khuẩn gây bệnh, ngay cả khi sử dụng với nồng độ cao, thời gian kéo dài.

Việc kháng kháng sinh là một mối hiểm họa to lớn bởi lẽ vi khuẩn gây bệnh sẽ thoải mái lộng hành, phát triển mà không còn sợ hãi trước các vũ khí của con người. 5 vi khuẩn dưới đây có tốc độ kháng thuốc mạnh nhất trong vòng 5 năm qua.

1. Vi khuẩn gây thương hàn Salmonella typhi (ST)

Đây là vi khuẩn dễ lây, thủ phạm gây sốt thương hàn, một loại nhiễm khuẩn nguy hiểm ảnh hưởng đến hơn 21 triệu người trên thế giới mỗi năm. Trong số này có khoảng 1% nhóm người bị nhiễm khuẩn hay 223.000 người chết vì ST.

Tháng 11/2016, một chủng ST đã xuất hiện tại Pakistan, kháng 5 loại thuốc kháng sinh, riêng kháng sinh dạng uống (azithromycin) là còn tác dụng. Kể từ đó đã có 858 trường hợp nhiễm bệnh, 4 ca tử vong ở một tỉnh của Pakistan. Đáng ngại hơn, chủng ST thay đổi từ kháng đa thuốc (kháng ít nhất ba loại kháng sinh) sang kháng thuốc rộng rãi (kháng với tất cả trừ hai loại) thông qua cơ chế chiếm đoạt một mảnh DNA, được gọi là plasmid, có chứa tất cả các gene kháng mới cần thiết.

Nếu tiếp tục tiến hóa, dòng khuẩn này trở nên cực kỳ nguy hiểm, không thể chữa trị được bằng thuốc kháng sinh thông thường do chúng tìm kiếm một plasmid khác có các gene kháng lại hai loại kháng sinh cuối cùng và trở nên kháng với tất cả các thuốc kháng sinh hiện có. Khi đó người bệnh chỉ cần bị một nhiễm khuẩn thông thường cũng có thể tử vong do không có thuốc kháng sinh nào tiêu diệt được.

5-vi-khuan-cung-dau-nhat-voi-khang-sinh-1

Khuẩn kháng thuốc Salmonella typhi.

2. Vi khuẩn gây bệnh lao Mycobacterium tuberculosis (MT)

Mycobacterium tuberculosis là “kẻ giết người” truyền nhiễm hàng đầu thế giới, gây ra hơn 1,7 triệu ca tử vong mỗi năm. Một trong những lý do khiến MT trở nên “cứng cổ” là do chúng ẩn nấp bên trong các tế bào của cơ thể. Điều này đồng nghĩa, để điều trị nhiễm lao, người ta phải dùng tới 4 loại kháng sinh khác nhau liên tục trong vòng 6 tháng liền.

Ước tính, có tới 13% tổng số ca bệnh lao mới là kháng đa thuốc, riêng châu Âu, bao gồm cả Nga, là khu vực có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. Điều này đáng ngại bởi khuẩn lao kháng đa thuốc đòi hỏi phải điều trị lâu hơn (thường từ 18 đến 24 tháng) và phải sử dụng kháng sinh đắt tiền, có hại cho thận và các cơ quan khác. Hiện tại, đã có 6% trường hợp mắc lao kháng thuốc rộng rãi (kháng với tất cả trừ hai loại kháng sinh). Với tỷ lệ thành công điều trị chỉ đạt khoảng 30%, nguy cơ lây lan toàn cầu của bệnh lao kháng thuốc rộng rãi khiến cho 123 quốc gia trên toàn thế giới đang rất quan tâm hiện nay.

3. Klebsiella pneumoniae (KP)

Klebsiella pneumoniae là một loại vi khuẩn phổ biến được tìm thấy trong da, ruột và đất. Thủ phạm gây ra một loạt nhiễm khuẩn nguy hiểm, nhất là nhóm người có hệ miễn dịch bị tổn thương, suy yếu. Do vi khuẩn đặc biệt phổ biến ở các bệnh viện, nên đây là một trong những mối đe dọa rất lớn đối với ngành y và lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Trong năm 2013, riêng tại Mỹ có tới 8.000 trường hợp báo cáo về tình hình khuẩn KP, tỷ lệ tử vong là 50% đối với những người bị nhiễm trùng máu. Năm 2016, một chủng Klebsiella pneumoniae đã được xác định tại Mỹ có khả năng kháng tất cả 26 loại kháng sinh thông thường đang được sử dụng, (chuyên môn gọi là toàn kháng (Pandrug Resistant hay PDR). Bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn dễ bị tử vong do thiếu phương pháp điều trị thay thế. Đây không phải là trường hợp cá biệt bởi nhiều vi khuẩn khác cũng trở nên toàn kháng.

5-vi-khuan-cung-dau-nhat-voi-khang-sinh-2

Khuẩn Mycobacterium tuberculosis.

4. Pseudomonas aeruginosa (PA)

Giống như Klebsiella pneumoniae, PA là một loại vi khuẩn gây nhiễm trùng ở những người có hệ miễn dịch bị tổn thương, nó đặc biệt phổ biến ở các bệnh viện. Tại Mỹ, mỗi năm có khoảng 51.000 ca nhiễm khuẩn PA liên quan đến công tác chăm sóc sức khỏe, khoảng 400 người tử vong. Trong vòng 5 năm trở lại đây, 29 trường hợp nhiễm Pseudomonas aeruginosa kháng thuốc toàn bộ đã được báo cáo xuất hiện tại các bệnh viện của Anh.

Nhiễm khuẩn Pseudomonas aeruginosa cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho người bị xơ nang. Ví dụ, năm 2013, hơn 42% bệnh nhân xơ nang bị nhiễm khuẩn Pseudomonas aeruginosa mạn tính được điều trị bằng colistin, kháng sinh “dòng cuối cùng”. Lý do,  hầu hết các bệnh nhiễm khuẩn này đều kháng với mọi loại thuốc kháng sinh khác.

5. Vi khuẩn gây bệnh lậu Neisseria gonorrhoeae (NG)

Có khoảng 78 triệu trường hợp trên toàn cầu bị nhiễm vi khuẩn gram âm Neisseria gonorrhoeae hay còn gọi là lậu cầu NG,  gây ra bệnh lậu lan truyền qua đường tình dục ở cả hai giới. Mặc dù không gây tử vong, nhưng khuẩn NG lại tạo ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và vĩnh viễn, nhất là vô sinh nếu không được điều trị sớm và đúng cách.

Khoảng 1/3 các ca nhiễm khuẩn Neisseria gonorrhoeae đều kháng với ít nhất một loại kháng sinh. Đáng ngại hơn, một loại “siêu khuẩn gonorrhoeae” thỏa hiệp với tất cả trừ một loại kháng sinh duy nhất mới được  phát hiện.

Hai trong số những trường hợp được báo cáo đầu tiên về siêu khuẩn này đều ở Australia. Đây là điều đáng ngại, bởi Neisseria gonorrhoeae kháng thuốc rộng rãi có thể lan truyền nhanh nếu mọi người có quan hệ với nhiều bạn tình. Trong một số trường hợp, nếu bệnh lậu không được điều trị có thể xâm nhập máu, gây sốc nhiễm khuẩn và dẫn đến tử vong.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những ảnh hưởng có hại cho cơ thể khi sử dụng kháng sinh

Ngọc Anh - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

Xem thêm