Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dịch COVID quay trở lại, bạn cần biết 9 nhóm bệnh nền chính

Thống kê cho thấy, nhiều bệnh nhân mắc COVID-19 có sẵn các bệnh nền đang điều trị nội trú ở các bệnh viện, nhất là trong các bệnh viện đang tạm thời bị phong tỏa. Và thực tế hiện nay, ở Việt Nam, các ca tử vong do COVID-19 hầu hết đều có sẵn nhiều bệnh nền nặng như suy thận, bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, ung thư, béo phì... Vậy bệnh nền liên quan COVID-19 là những bệnh nào?

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) đã đưa ra một danh sách những người có nguy cơ cao nhất do có tiền sử bệnh nền hay bệnh không lây nhiễm. Cụ thể như sau:

Người trên 65 tuổi

Theo CDC Hoa Kỳ, 80% số trường hợp tử vong do COVID-19 ở nước này là người từ 65 tuổi trở lên và tăng theo tuổi tác; ước tính 10 - 27% người từ 85 tuổi trở lên có khả năng tử vong nếu bị nhiễm COVID-19. Trong số những người từ 65 - 84 tuổi, có từ 31 - 59% sẽ cần nhập viện nếu mắc COVID-19, trong số đó có 4 - 11% cần được chăm sóc đặc biệt; 70% người từ 85 tuổi trở lên phải nhập viện và có tới 27% cần được chăm sóc đặc biệt.

Người trên 65 tuổi dễ mắc và tử vong do COVID-19 do giảm sút chức năng miễn dịch, dễ biến chứng, chức năng phổi giảm...

Lý do người cao tuổi dễ mắc và tử vong cao hơn đối với COVID-19 là vì:

Giảm sút chức năng miễn dịch theo tuổi tác, nên khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng thông thường kém đi.

Phản ứng viêm: hệ thống miễn dịch bị suy yếu nên có xu hướng phản ứng quá mức với tình trạng viêm. Mức độ viêm cao có thể làm tổn thương phổi, thận và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể.

Dễ biến chứng: người lớn tuổi thường có sẵn nhiều bệnh lý, viêm đường hô hấp nghiêm trọng có thể gây biến chứng bệnh tim, thận hoặc gan đã có trước đó.

Chức năng phổi giảm nên khả năng duy trì nhịp thở và thông khí kém. Nếu kèm viêm phổi tiến triển dễ dẫn đến suy hô hấp.

Người bệnh phổi mạn tính

COVID-19 là một loại virus đường hô hấp gắn vào các tế bào thông qua các protein được gọi là thụ thể ACE2. Các thụ thể ACE2 tồn tại với mật độ cao ở mũi, khí quản và đường hô hấp, nơi virus có thể xâm nhập gây bệnh. Ở một số người, virus có thể di chuyển sâu hơn vào phổi đến phế nang, nơi các thụ thể ACE2 cũng có mật độ lớn, gây ra hội chứng suy hô hấp cấp tính nghiêm trọng (ARDS) có khả năng đe dọa tính mạng. Do đó, những người mắc bệnh phổi mạn tính được coi là có nguy cơ cao mắc COVID-19: Hen suyễn; Giãn phế quản; Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bao gồm viêm phế quản mạn và khí phế thũng; xơ phổi và các bệnh phổi kẽ khác.

Người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có nguy cơ cao mắc COVID-19.

Nguy cơ có thể thay đổi tùy theo loại bệnh hô hấp liên quan: COPD và bệnh phổi kẽ được đặc trưng bởi tình trạng xơ hóa và mất tính đàn hồi của phổi, dẫn đến làm giảm khả năng tự thở nếu nhiễm trùng xảy ra; hen suyễn không gây xơ hóa, nhưng viêm nhiễm tấn công nghiêm trọng có khả năng đe dọa tính mạng, đặc biệt ở những người kiểm soát hen suyễn kém; giãn phế quản khiến xuất tiết nhiều  chất nhầy. Nếu viêm phổi phát triển do COVID-19, tắc nghẽn đường thở có thể gây nguy hiểm tính mạng.

Người suy giảm miễn dịch

Những người có hệ thống miễn dịch yếu không có khả năng chống lại nhiễm trùng. Mất khả năng miễn dịch không chỉ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mà còn làm tăng khả năng mắc bệnh nặng. Suy giảm miễn dịch ảnh hưởng đặc trưng ở những nhóm người sau: Người nhiễm HIV; Người trải qua hóa trị và xạ trị ung thư; Người nhận ghép tạng, cần dùng thuốc ức chế miễn dịch lâu dài để ngăn ngừa thải ghép tạng; Người bị suy giảm miễn dịch nguyên phát, thường liên quan đến khiếm khuyết di truyền.

Người bệnh tim mạch

Các hệ thống hô hấp và tim mạch vốn đã được liên kết chặt chẽ với nhau. Nhiễm trùng đường hô hấp làm hạn chế lượng không khí đi vào phổi, tim phải làm việc nhiều hơn để đảm bảo nguồn cung cấp oxy cho các cơ quan quan trọng của cơ thể. Ở những người đã mắc bệnh tim mạch từ trước, tăng gánh cho tim không chỉ làm cho tình trạng tăng huyết áp nghiêm trọng hơn mà còn có khả năng làm bộc phát cơn đau tim hoặc đột quỵ.

Theo một nghiên cứu tháng 3/2020 trên JAMA Cardiology với 187 người nhập viện vì COVID-19, gần 28% đã trải qua một biến cố mạch vành. Những người có biến cố tim có nguy cơ tử vong cao gấp đôi so với những người không có biến cố tim (13,3% so với 7,6%). Hơn nữa, những người mắc bệnh tim từ trước có nguy cơ tử vong do COVID-19 cao gấp 3 lần so với những người không có bệnh tim từ trước (37,5% so với 7,6%).

Những người có biến cố tim có nguy cơ tử vong cao gấp đôi khi mắc COVID-19 so với những người không có biến cố tim.

Người bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường tuýp 1 và 2 đều gây sự gia tăng bất thường lượng đường trong máu nếu không được kiểm soát. Đó là lý do chính khiến người mắc bệnh đái tháo đường có nhiều khả năng mắc COVID-19 và gặp phải tình trạng bệnh nặng hơn.

Tăng đường huyết mạn tính có thể dẫn đến tình trạng gọi là nhiễm toan, trong đó các axit được gọi là ketone làm giảm sản xuất tế bào miễn dịch, bao gồm tế bào lympho T và bạch cầu đa nhân trung tính. Và kết quả làm tăng khả năng bị viêm nhiễm, đặc biệt là khi phải đối mặt với một loại virus mới như SARS-CoV-2.

Cũng theo một nghiên cứu 3/2020 được công bố trên JAMA với 72.314 người mắc COVID-19 tại Vũ Hán, Trung Quốc, người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ tử vong tăng gấp 3 lần so với người không mắc bệnh.

Người bệnh đái tháo đường có nhiều khả năng mắc COVID-19 và gặp phải tình trạng bệnh nặng hơn.

Người bệnh gan

COVID-19 có thể làm phức tạp bệnh gan có sẵn từ trước, bằng chứng là có tăng men gan, đặc biệt là aminotransferase - một dấu hiệu của viêm gan và làm xấu đi bệnh gan, bao gồm các bệnh gan do virus. Một số chuyên gia cho rằng nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị viêm đường hô hấp nghiêm trọng, bao gồm kháng sinh, thuốc chống virus và steroid dùng trong điều trị COVID-19 gây hại cho tế bào gan.

Người bệnh thận mạn tính

Bệnh thận mãn tính (CKD) có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong ở những người mắc COVID-19, những người chạy thận có nguy cơ cao nhất. Những người bị bệnh thận mạn tính tiến triển thường đã có sẵn suy giảm hệ thống miễn dịch, nhưng  chức năng của phổi, tim và thận có liên quan đến nhau. Nếu viêm phổi nghiêm trọng, kéo theo thận cũng bị tổn thương nặng hơn.

Theo nghiên cứu 3/2020 tại Kidney International, nguy cơ tử vong do COVID-19 tăng gấp đôi ở những người có bệnh thận từ trước. Hầu hết các trường hợp tử vong xảy ra khi nhiễm trùng hệ thống gây suy thận cấp tính, đặc biệt những bệnh nhân có bệnh thận mạn tính.

Bệnh thận mãn tính có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong ở những người mắc COVID-19.

Người béo phì

Béo phì có liên quan đến nhiều rối loạn sức khỏe, làm tăng nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của COVID-19, bao gồm: Tăng huyết áp; Bệnh tim; Bệnh đái tháo đường típ 2; Bệnh gan nhiễm mỡ; Bệnh thận. Béo phì  còn khiến miễn dịch bị suy giảm, một phần là do tình trạng viêm dai dẳng làm “trơ hóa” sự kích hoạt hệ thống miễn dịch. Điều này được chứng minh bằng tỷ lệ thất bại cao ở người béo phì khi đáp ứng với một số loại vaccin, bao gồm vaccin H1N1 và vaccine viêm gan B.

Người có rối loạn thần kinh

Mặc dù không có trong danh sách các yếu tố nguy cơ của CDC, nhưng nhiều nhà khoa học đã lưu ý, một số rối loạn thần kinh nhất định, như bệnh đa xơ cứng, Parkinson hoặc rối loạn thần kinh vận động, có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của nhiễm COVID-19, do làm rối loạn phản xạ nuốt, giảm phản xạ ho hoặc gây suy yếu cơ hô hấp.

Bệnh đa xơ cứng, Parkinson hoặc rối loạn thần kinh vận động, có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của nhiễm COVID-19, do làm rối loạn phản xạ nuốt, giảm phản xạ ho hoặc gây suy yếu cơ hô hấp.

Đồng thời, nhiều loại thuốc dùng để điều trị rối loạn thần kinh và nhược cơ chủ động gây ức chế hệ thống miễn dịch, dễ làm cho các triệu chứng COVID-19 nghiêm trọng hơn.

Tóm lại, người có bệnh nền, có các yếu tố nguy cơ phải thực hiện nghiêm ngặt khuyến cáo 5K của Bộ Y tế và quản lý tốt các bệnh nền sẵn có là những cách tốt nhất để giảm thiểu rủi ro trong đại dịch COVID-19. Nếu không có chống chỉ định, những người có bệnh nền nên được ưu tiên tiêm phòng vaccine phòng COVID-19.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: So sánh bản chất 3 loại vaccine Covid-19 của Pfizer-BioNTech, Moderna và Johnson&Johnson.

TS. BS. Lê Thanh Hải - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

Xem thêm